GƯƠNG THẦY TRÒ
GƯƠNG THẦY TRÒ
Hoàng Xuân Việt
Hoàng Xuân Việt
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XIV
Cũng như Hòa-Hảo giáo, Đạo Cao-Đài là một tôn giáo lớn, chính người
Việt-Nam sáng lập và chiếm trên số triệu người Miền Nam. Ở đây ta chỉ xét
một khía cạnh độc đáo trong tôn giáo khả kính ấy: Khía cạnh tình thầy trò
giữa Đức Giáo-tổ Ngô-Văn-Chiêu và các đệ tử đầu tiên của Ngài. Từ nhận
xét ấy, ta ý thức được rằng trong cuộc phát triển đại qui mô của Cao-Đài
Giáo từ 1924 đến nay, tình thầy trò đóng vai trò hệ trọng. Nét độc đáo nơi
tình sư đệ trong Cao-Đài Giáo là chẳng những Đức Giáo-Tổ coi một số đạo
hữu ban đầu là đệ tử, mà chính Đức Cao-Đài tức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế
cũng coi Đức Ngô-Văn-Chiêu là đệ tử và Ngài gọi Đức Cao-Đài bằng Thầy.
Vì nét độc đáo đó mà tình thầy trò giữa Đức Ngô Giáo-tổ với môn đệ rất
nặng ý nghĩa thiêng liêng. Trước khi phân tích khối tình sư đệ ấy, ta cần biết
qua tiểu sử của Ngài.
I.- ĐỨC NGÔ-VĂN-CHIÊU LÀ AI?
1.- Thời thơ ấu và thanh xuân:
Đức Ngô-Văn-Chiêu, đạo hiệu Ngô-Văn-Chiêu, thủy tổ của Đạo Cao-
Đài, là con một của ông Ngô-Văn-Xuân, người Trung-Việt và bà Lâm-Thị-
Quí, người Nam-Việt, sinh ngày 28-2-1878 tại Bình-Tây thuộc Chợ-Lớn.
Tương truyền rằng lúc mới sinh ra, Ngài không bú sữa mẹ được vì hễ bú thì
có thể sưng húp lên, nên thân mẫu nuôi Ngài bằng nước cơm pha đường, rồi
dần dần tập Ngài dùng cháo, dùng cơm.
Lên 6 tuổi, cha mẹ đi Hà-Nội làm ăn, Ngài ở với người cô tên Ngô-Thọ-
Đây có chồng Trung-Hoa.