Nguyễn-Ngọc-Minh và Trần-Bá-Lương. Tương truyền rằng sau khi ông
tịch diệt rồi có hứa với các đệ tử Trần-Bá-Lương sẽ về hóa độ nếu Lương
quyết chí chân tu. Ngày nọ có người Tàu mình bị lác gọi là ông khách Lác
đến xin ông Lương chữa bịnh. Ông Lương bảo ngồi đợi, ăn cơm xong sẽ trị
cho. Lúc ông Lương vào nhà trong ăn cơm, ông khách Lác khuân mâm cơm
cúng xuống ăn sạch. Ông Lương ra thấy vậy bất mãn. Ông khách Lác chẳng
những không hối lỗi còn to tiếng cãi vã. Ông Lương xách roi, rượt đánh.
Ông khách Lác chạy có cờ, đến dòng suối nọ, phi thân qua bên kia bờ rồi
hiện hình ông Cử Đa mà nói rằng:"Lương! Sao con còn hung tính quá! Nay
Thầy về thăm con mà con vẫn nóng nẩy như vậy. Hãy tiếp tục tu nữa". Ông
Lương ngơ ngác như bị trời trồng, lòng buồn rười rượi vì nhớ Thầy và sám
lỗi.
3.- Ông sư vãi bán khoai:
Không rõ sinh ngày tháng năm nào. Nghe nói tên thật là Mỹ. Có vợ và
hai con. Tướng diện ông giống đàn bà. Đi đâu cũng mang yếm vải trước
ngực mà chí tâm luôn tu hành nên người ta gọi là ông sư vãi. Người khác
nói ông là sư mà giống bà vãi nên gọi là sư vãi nữa. Ông dùng ghe chèo
lênh đênh bán khoai để giảng đạo. Tác phẩm ông soạn gồm 11 quyển nhan
đề là Sấm Giảng Người Đời. Nội dung lời giảng của ông chú trọng tu thân
tích đức và yêu mến tổ quốc. Nơi ông thường lui tới để truyền đạo là xứ
Miên, là kinh Vĩnh-Tế, là Cù lao Ông Chưởng. Ông nổi danh vùng Thất-
Sơn về tu đức, võ nghệ và pháp thuật.
Không biết ông tịch diệt lúc nào và ở đâu. Ai ai cũng đều nuôi trong tâm
hồn kỷ niệm cao đẹp về con người đức hạnh và cuộc đời cứu độ chúng sinh
bất vị lợi của ông.
4.- Giáo Tổ Đạo Hiếu-Nghĩa:
Ngài tên thật là Ngô-Lợi, biệt danh là Hữu. Đệ tử và tín đồ Ngài là Đức
Bổn-Sư. Ngài là người tâm tính ôn lương, ăn nói đắc nhân tâm. Tên tuổi