GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 167

ông Đạo Đèn. Tương truyền rằng năm 1868, Ngài chết rồi phục sinh mạnh
khỏe lại như thường. Thân nhân, xóm diềng quá ư kinh ngạc. Ngài nổi danh
trị bịnh. Quần chúng bịnh nhân đến Ngài tấp nập. Chính quyền nghi Ngài
hoạt động chính trị, bắt Ngài phóng ngục ở Châu-Đốc. Theo Dật-Sĩ và
Nguyễn-Văn-Hầu thuật lại trong cuốn Thất-Sơn Mầu-Nhiệm qua lời ông
Nguyễn-Phước-Côn thì mấy lần Đức Phật Trùm bị nhốt ngục, bị bỏ vào cũi
quăng xuống sông, bị bỏ vào vạc dầu sôi, Ngài đều tàng hình thoát nạn, đi
ung dung ngoài phố làm ai nấy hoảng vía kinh hồn. Người Pháp thấy vậy
đày Ngài ra hải ngoại, bắt chăn heo và uống độc dược. Tương truyền rằng
Ngài khiến heo đi kiếm ăn rồi tự động về chuồng nên Ngài khỏi chăn và
Ngài uống độc dược như người ta uống nước lã, càng uống Ngài càng khỏe
mạnh. Sau được trả tự do, Ngài trở về núi Tà-Lơn tiếp tục trị bịnh cứu đời.
Ngài soạn một tác phẩm truyền giáo gọi là Sấm Giảng. Ngài truyền đạo bảy
năm giống như Đức Phật Thầy Tây-An, qua đời ngày 21 tháng 10 năm Ất-
Hợi(1875). Suốt đời Ngài là Đạo Hạnh, hiền lương và cứu độ mà luôn mắc
nạn.

2.- Ông Cử Nguyễn-Đa:

Ông tên thật Nguyễn-Đa, đổ cử nhân nên người ta hay gọi là ông cử Đa.

Ông người gốc Qui-Nhơn vào Thất-Sơn lối 1867. Tâm hồn của ông là tâm
hồn chí sĩ, nặng lòng ái quốc mà không gặp thời. Tâm sự ông gởi trong hai
vần thơ sau đây:

"Lòng ta luống những ưu phiền,

Một mình trực tiết không miền gió trăng."

Ông chuyển tình yêu đất nước thành lòng đạo cứu đời và định sống mai

danh ẩn tánh nơi sơn thôn cùng cốc. Nhưng rồi quân Pháp cũng tìm bắt
được ông đày ra Phú-Quốc. Ông trốn thoát đảo nầy, trở về Tà-Lơn, lấy Đạo
hiệu là Ngọc-Thanh, quyết tâm đi con đường cứu độ chúng sinh. Môn đồ
theo ông dần dần đông đúc. Xuất sắc nhất trong các đệ tử là các ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.