chùa chiền chu đáo. Ngày 19 tháng 2 năm Canh Dần, ông tịch diệt thọ 70
tuổi giữa cảnh tiếc thương vô bờ bến của người vợ hiền và các đệ tử, tín đồ.
d) Ông Nguyễn-Văn-Xuyến:
Ông sinh năm 1834 và tịch diệt năm 1914. Thuộc hàng đại đệ tử của
Đức Phật Thầy. Quê ở Ba-Giác nay là quận Đôn-Nhơn, tỉnh Kiến-Hòa. Ông
ít học mà giỏi nghề thuốc Bắc. Ông có hai đời vợ, người trước là bà Phạm-
Thị, sinh 6 con, người sau là bà Thị-Khoảnh sinh một con. Lúc nhỏ ông
theo mẹ, bỏ Ba-Giác về ở Đốc-Vàng-Hạ. Ông được Hòa-thượng chùa Đốc-
Vàng thương cho làm đệ tử. Sau vì Hòa-thượng nầy viên tịch, ông theo đà
tu-luyện, đi khắp vùng Thất-Sơn tìm đạo, luyện pháp thuật.
Năm 1850, ông 17 tuổi gặp được Đức Phật Thầy tại núi Sam. Tôn sư
giao cho ông sứ mệnh đặc biệt là điều khiển một chiếc thuyền đi truyền đạo,
tương truyền khi đi từ Bà-Rịa về miền Tây ông sử dụng thường các loại
pháp thuật để trừ quỷ cứu dân.
Theo lời khuyên của Đức Phật Thầy, ông lập gia đình. Sau đó tôn sư chỉ
chỗ cho ông bà lập một ngôi chùa ở Bình-Long, tức chùa Châu-Long-Thới.
Suốt đời ông chuyên trị bịnh. Ông thọ đến 81 tuổi, viên tịch ngày 4 tháng 8
năm Giáp-Dần(1914). Đường lối tu hành của ông ăn rập của Đức Phật
Thầy. Ông ra đi giữa muôn ngàn thương tiếc của môn sinh, tín hữu.
e) Ông Phạm-Thái-Chung:
Ông sinh tử ngày tháng năm nào không được biết. Pháp danh của ông là
Sùng-Đức-Võ. Người ta quen gọi ông là ông Đạo Lập. Ông qui y trong
trường hợp đặc biệt là lúc ông đến thăm Đức Phật Thầy khi Ngài bị nạn ở
An-Giang. Ông cũng là đại môn sinh của Đức Phật Thầy vì nổi danh tu đức
và tài ba. Sở trường của ông là ngồi thiền, luyện phép. Tương truyền rằng
ông trứ danh về các phép tàng hình, ném dao, giải bùa, phá ếm. Trong
khoảng từ 1856 đến 1877, người ta luôn thấy ông xuất hiện các miền Hà-