chức trách rằng ông mưu đồ làm giặc. Ông bị bắt. Sau được thả mà lòng
chán nản vì tình đời đen bạc.
Năm 1850, khi biết được Đức Phật Thầy truyền đạo núi Sam, ông liền
xuất gia đến qui y. Thoạt đầu ông được Đức Phật Thầy ủy thác công việc
hiệp tác với Tăng chủ Bùi-Thiền-Sư tái núi Voi. Sau được kêu về cùng ông
Đạo Thạch lo cho chùa Tây-An tại núi Sam. Trong các môn sinh của Đức
Phật Thầy, ông là người đau khổ, lận đận về tình duyên nhất.
Đang tu với tôn sư, ngày nọ tôn sư bảo ông về nhà lập gia đình, lo cho
mẹ già. Ông bùi ngùi do dự. Tôn sư bảo kiếp ông 60 tuổi mới thoát hết
truân chuyên. Nhân lúc ông định nghe lời thầy hoàn tục như vậy có người
tên Thị-Nhị, cũng là tín độ của Đức Phật Thầy, tình nguyện xin kết tóc xe
tơ. Thế là hai người trước mặt tôn sư thành đôi bạn. Vợ chồng về quê, sống
với nhau một thời gian, bà vợ sanh chứng hung dữ, gian tham. Cả hai đang
làm chủ một cảnh chùa, bà vợ bảo là do công mình nên dọn hết của, dở
chùa đem về cha mẹ. Ông nhịn thua và vợ chồng ly thân. Qua đi một thời
gian. Mẹ ông khuyên ông lập gia đình với một người đàn bà tên là Thị-Thu.
Hai ông bà ăn ở nhau không con cái gì mà rất đầm ấm. Họ tạo nên một cảnh
chùa bổn đạo rất đông. Mụ Nhị chưa buông tha chồng cũ, tìm ông cho
được, bắt ghen, giựt của dọn đồ ở chùa ông. May nhờ có ông chủ sắc can
gián, binh vực ông, công việc mới êm. Bà Thu qua đời. Ông Ngoạn lại long
đong nữa. Người mẹ già thấy ông độc thân trôi nổi như vậy lại khuyên ông
cưới một người đàn bà ở rạch Cái Vừng tên Nguyễn-Thị-Huệ. Ăn ở cùng bà
vợ thứ ba nầy, ông Ngoạn có được một con trai như đã nói trên và ông tìm
lại được yên ổn tâm hồn vì bà Huệ là người đạo hạnh, mẫn cán. Lúc nầy
ông 60 tuổi. Quả đúng như lời tôn sư Phật Thầy Tây-An đã báo trước.
Suốt quãng đời lận đận, ba chìm bảy nói như vậy, ông đạo Ngoạn tỏ ra
là người đức hạnh. Bà Nhi là một thứ Xanthippe của Socrate, làm cho chí tu
của ông được cao hơn. Bà Thu hiền hòa lại qua đời sớm làm cho tâm hồn
ông thuần thục nếp tu hơn. Đến bà Huệ đảm đang giúp ông lo xây dựng