gương tu hành dấn thân quyết liệt của tôn sư. Trò thấy thầy hoàn toàn xá kỷ
vị tha, thấy thầy dám hiến trọn cuộc đời cho tu hành và quần sanh nên
không trò nào tiếc gì với Thầy.
4.- Để chứng minh tình sư đệ cao sâu giữa thầy trò Đức Phật Thầy, ta
tìm hiểu sơ lược tiểu sử vài vị trung đệ minh đồ của Ngài.
a) Đức chánh quản cơ Trần-Văn-Thành:
Đây là một môn sinh đầu sổ, thể hiện được tinh thần tu đạo cứu đời nhứt
của Đức Phật Thầy. Không rõ ông sinh năm nào, ở đâu. Nơi Ngài lưu trữ
lúc ấu thơ là Cồn nhỏ thuộc tỉnh Châu-Đốc. Vốn thuộc gia đình khá giả,
ông còn là người tự nhiên thông minh. Tướng diện khôi ngô có năng khiếu
văn lẫn võ. Thời Thiệu-Trị, Tự-Đức, ông làm quan đến chức chánh quản cơ.
Vì đó người ta hay gọi ông là ông Cố Quản. Ông lập gia đình với bà
Nguyễn-Thị-Thạnh, người Sa-Đéc. Ông bà sinh 6 con, 3 trai 3 gái.
Đã có lần ông chiêu mộ binh sĩ dẹp loạn ở biên thùy Việt Miên. Tướng
trứ danh dưới tay ông là hai người Miên tên Bườm và Vôi và một người
Việt tên ông Hai Lãnh.
Tuy có máu võ biền như vậy, song tâm địa ông là tâm địa cầu tu. Nghe
đồn Đức Phật Thầy giáng thế ở Xẻo Môn, ông tìm Ngài, chờ đợi ba ngày
mới gặp được. Sau cuộc tiếp xúc với Đức Phật Thầy ông xin qui y làm đệ
tử. Từ đó ông thu dẹp các việc gia đình, về núi Sam theo sát tôn sư. Thấy
người đầy đủ đức tài và lòng trung hậu, Đức Phật Thầy giao cho ông cai
quản trại ruộng lớn nhất là Bửu-Hương-Các, tại làng Láng-Linh. Cơ sở có
thể coi là thí điểm đầu não của chương trình Phật pháp dấn thân và là nơi
đào tạo môn đồ của Đức Phật Thầy. Ông chí thân lo tròn sứ mệnh sư phụ ủy
thác! Song khi giặc Pháp gia tăng ác liệt, áp đảo tỉnh An-Giang nhân vụ
Thủ-Khoa-Huân không buông súng đầu hàng, bị bắt. Ông tức khí anh hùng
tạm gác áo nhà tu, chiêu mộ quân sĩ kháng chiến chống Pháp. Năm 1867,
Đô-Đốc De La Grandière đánh ráo riết, buộc Phan-Thanh-Giản giao ba tỉnh