Lần thứ ba đi núi Cấm với các ông: Phan-Văn-Báo, Võ-Văn-Gia, Võ-
Văn-Ban, Ngô-Ngọc-Chơn...
Lần thứ bốn đi núi Tà-Lơn với ông Ngô-Thành-Bá.
Những điều đáng lưu ý trong các chuyến đăng sơn nầy của Đức Thầy là:
suy nghĩa về đạo lý, quan sát bằng cặp mắt thần bí, giảng đạo, trị bịnh,
khuyên đời.
Có phần giống như những du lịch tông đồ của Thánh Paulus ngày xưa.
8.- Các chặng đường Pháp nạn:
Thấy ảnh hưởng của Đức Thầy tủa ra rộng quá, thấy đà tiến của Phật
giáo Hòa-Hảo bừng lên mãnh liệt, chánh quyền Pháp bằng cặp mắt chánh
trị nghi kỵ đủ thứ. Kết quả là họ dời Đức Thầy khỏi thánh-địa Hòa-Hảo.
a) Từ ngày 1-4-1940 trở đi, Đức Thầy bị đưa đến Châu-Đốc, rồi lên Sa-
Đéc, qua Cần-Thơ.
b) Ngày 7-4-1940, Ngài bị nghi mắc bệnh thần kinh, bị đưa vào nhà
thương Chợ-Quán.
c) Ngày 11-5-1941, Ngài bị mời ra bót Catinat ở đó 8 ngày.
d) Ngày 19-5-1941, Ngài được về Bạc-Liêu.
e) Lúc bấy giờ cả hai nhà đương cuộc Pháp và Nhựt đều dòm ngó Đức
Thầy vì ngại khối quần chúng đông đảo sau lưng Ngài.
Pháp tính đưa Ngài qua Lào.
Nhựt phỏng tay trên Pháp nên đêm mùng 2 tháng 9 năm Nhâm-
Ngọ(1942) bắt Ngài về Sài-Gòn. Đi dọc đường đến Trung-Lương, Công-An
Pháp chận bắt, đến Sài-Gòn. Bộ tham mưu Nhựt giành giữ Ngài.