f) Bị giam tại sở Hiến-binh Nhựt 2 tháng, Đức Thầy được về ở nhà số
168 đường Lefebvre.
Nhìn qua các chặng đường pháp nạn trên của Đức Thầy, ta thấy đi đến
đâu Ngài vẫn giữ phong độ tu hành, ăn nói mềm mỏng khôn ngoan, nhứt là
hễ gặp cơ hội là Ngài truyền đạo, khuyến thiện và trị bịnh.
9.- Dấn thân vào việc nước:
Vốn là một tâm hồn ưu thời mẫn thế, luôn băn khoăn vì quốc mệnh nên
từ 1939 đến 1945, Đức Thầy đã dấn thân vào quốc sự bằng một số tổ chức
sau đây:
a) Sau ngày 9-3-1945, Đức Thầy muốn cổ vỏ độc lập thực sự cho Việt-
Nam nên thành lập Việt-Nam Độc-lập Vận-động-hội.
b) Để áp dụng tinh thần Phật-giáo vào việc cứu nhân độ thế lúc quốc
nguy, Đức Thầy kêu gọi thành lập Việt-Nam Phật-giáo Liên-hiệp-hội.
c) Trong khi ngoài Bắc cả 2 triệu đồng bào chết đói, ở miền Nam ruộng
đồng kém canh tác, Đức Thầy tổ chức đi khuyến nông. Chuyến du hành
khuyến nông nầy cũng là chuyến giao du vĩ đại vì đi đến đâu Đức Thầy
truyền bá giáo lý của Ngài đến đó.
d) Để bảo trì an ninh thôn xóm, yểm trợ canh tác, động viên toàn lực
quốc gia cứu quốc và kiến quốc, Đức Thầy hô hào thành lập: Mặt trận quốc
gia thống nhất.
e) Thầy cần vận dụng vũ khí để bảo vệ an ninh, trường kỳ kháng chiến
cho chính nghĩa quốc gia, Đức Thầy với biệt hiệu Hoàng-Anh làm chủ tịch
Mặt trận quốc gia liên hiệp.
f) Để kết nạp các lực lượng quốc giả lẻ tẻ, Đức Thầy cổ võ ra đời Việt-
Nam Dân- chủ Xã-hội đảng.