Gồm 756 câu vừa lục bát vừa thất ngôn trường thiên. Viết xong tại Bạc-
Liêu năm Nhâm-Ngọ, xuất bản năm 1942. Nội dung nói về Đức Thích-Ca.
Bàn về trừ ác hành thiện.
f) Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo:
Viết bằng tản văn, xong tháng 5-1945, xuất bản cùng năm ấy tại Sài-
Gòn. Nội dung bàn về người bổn đạo tu tâm, hành giáo, về các đức hạnh,
giáo nghi, giáo lễ.
Ngoài các tác phẩm chính thức đó, trên đường truyền đạo, Đức Thầy
còn làm nhiều bài thơ, bài văn lẻ tẻ, rải rác trong các giới trong nhiều hoàn
cảnh. Ta có thể đọc một phần lớn các lời châu ngọc ấy trong hai bộ sưu tập
nhan đề:
1.- Sưu tập thi văn giáo lý của Đức Huỳnh-Giáo-Chủ. (Sách dầy 300
trang do một số tín hữu tại thánh địa Hòa-Hảo xuất bản.)
2.- Sấm giảng thi văn toàn bộ.(Sách dầy trên 400 trang, biên soạn công
phu do Ban Phổ-thông Giáo-lý Trung-ương ấn hành năm 1966.) Nhìn toàn
bộ công trình biên soạn kệ giảng của Đức Thầy, người nào có công bình tối
thiểu, đều nhận là một kho tư tưởng dùng để luyện tâm, tu đức, xử thế, tiếp
vận và dĩ nhiên là khuôn vàng thước ngọc cho những ai theo đường lối
hành đạo của Ngài. Chỉ mong sao cho kho báu ấy được chính truyền, khỏi
nạn giả ngụy hay tam sao thất bản.
7.- Bốn cuộc du sơn:
Lúc còn ở trong gia đình, Đức Thầy đã bốn lần đi núi:
Lần thứ nhất đi núi Tà-Lơn với Đức Ông.
Lần thứ hai đi núi Tô với ông Ngô-Ngọc-Chơn.