cứu. Ông nói rành viết thạo từ các cổ ngữ Hi-Bá, Hi-Lạp, La-Tinh đến các
sinh ngữ Anh, Đức, Tây-Ban-Nha, Ý, Trung-Hoa và Nhật-Bản. Đó là chưa
kể những thổ ngữ của các miền lạc hậu, dã man mà ông thường lui tới để
khảo cổ.
5.- Lại cũng nhờ Thầy nữa rồi trả ơn Thầy:
Sau khi đỗ tiến sĩ khoa học xong, Teilhard được Đại-học Công-giáo
Paris mời giữ ghế giáo sư cổ sinh vật học. Trong thời gian nầy ông cũng cứ
tiếp tục các cuộc khai quật. Nhờ sự theo dõi viện trợ tài chánh, phương tiện
của Thầy tại Muséum mà ông càng tiến trong lãnh vực chuyên môn. Lối
tháng 3 năm 1921, trong tạp chí Études, ông viết một bài trứ danh về thầy
ông nhan đề: "Người Hóa-thạch nhân một cuốn sách mới chào đời". Trong
đó với tài liệu phong phú, với lập luận vững chắc và bằng ngòi bút lôi cuốn,
ông ca tụng công trình biên khảo của tôn sư. Ở phần kết luận, ông trưng dẫn
mấy lời quan trọng nầy của Boule: "Dựa theo lịch sử, giống người kết thành
khối của chúng ta, là một thân thể với vũ trụ đã cưu mang nó".
6.- Càng nổi danh càng bám siết Thầy:
Năm 1923, Teilhard 42 tuổi đang là giáo sư lỗi lạc của Đại-học Công-
giáo Paris. Ông là giáo sư thực thụ của một ghế đã từng được làm nổi danh
bởi Lapparent(1839-1908) tổng-thư-ký vĩnh viễn của Hàn-Lâm-Viện khoa
học và nhiều tên tuổi khác. Trên nền trời khoa học quốc tế lúc bấy giờ,
Teilhard đã là một ngôi sao. Nhưng với mộng đồ ôm trời lấp biển, lại sinh
trưởng ở miền núi với tiềm thức luôn nghĩ đến những trùng dương mây
ngàn nên Teilhard lấy việc xuất ngoại khảo cứu làm cơm bữa. Quê hương
thứ hai của ông là Trung-Hoa. Gần 30 năm trời ông lập căn cứ chính tại
Trung-Hoa rồi từ đó đi lại Pháp, Anh, Bỉ, Mỹ v.v... Ông đi sâu thăm thẳm
vào lâu dài cổ sinh vật học. Ông khảo cứu không biết bao nhiêu loài cây lạ,
loài vật kỳ quái, các dụng cụ thời tiền sử, đủ thứ loài hóa thạch, những chất
đất, đá đâu từ nghìn triệu năm về trước. Mà đặc biệt là không gặp khó khăn
nào ông không biên thư xin lời chỉ dẫn của tôn sư. Hễ mỗi lần phát kiến,