4.- Có thể người ta trách Aristote tại sao một người như ông mà vì một
chút bất bình đâm ra hờn vặt, bỏ trường phái của thầy đi lập trường phái để
chống đối. Nếu quả thực Aristote hờn vặt mà hành động như vậy thì
Aristote vẫn được biện minh vì dù sao ông cũng là con người trong tình
trạng tức nước vỡ bờ. Người chịu trách nhiệm vẫn là Platon không sáng
suốt tiên kiến điều đó. Nhìn toàn bộ việc làm của Aristote sau ngày thầy của
ông chết, người ta thấy ông không phải là kẻ thù vặt. Có thể nói một chút
tức khí thúc đẩy phản ứng của ông thôi. Mà đối với nhân loại, phản ứng ấy
có lợi vô số. Thiệt thòi là thiệt thòi cho Platon không khéo tận dụng một
môn đồ vĩ đại như Aristote để kế nghiệp mình tiếp tục phát triển học thuyết
của thầy mình là Socrate trong Académus. Ai không tức, ai không lấy làm
chua chát, đau ngầm tận xương tủy khi biết rằng Aristote trong vòng hai
mươi năm trời không rời Platon, tỏ ra là một môn sinh lỗi lạc nhất của
Platon, đọc thiên kinh vạn quyển đọc đến đổi Platon đặt cho biệt danh là"
Người mê đọc" con người như vậy sau cùng bỏ trường phái của thầy để lập
trường phái khác... Hình như không có bằng chứng lịch sử nào để ta thấy
Aristote tỏ ra chống đối thầy mình hiểu theo nghĩa xung đột tình cảm. Đó là
một điểm vàng son. Trong một tiết sau, khi bàn về tình sư đệ giữa Aristote
và A-Lich-Sơn đại đế, tôi sẽ xét một số vấn đề về triết tỏ ra thầy trò Platon,
Aristote khác biệt nhau. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều đáng tiếc là vì
quá nặng tình cốt nhục mà Platon thiên vị để Académus mất Aristote. Phải
như vậy mới đúng luật siêu hình nào đó chi phối các vĩ nhân. Khổng Tử đặt
kỳ vọng nơi Nhan Hồi, ca tụng Nhan Hồi mà không mấy trọng Tăng Tử
nhưng rồi Nhan Hồi chết sớm, Tăng Tử lại là môn sinh truyền bá đạo lý của
Khổng Tử đắc lực nhứt. Platon tuy vì một chút sơ sót mà làm Aristote buồn
nhưng ai cũng nhận rằng Platon đã đầu thai trong Aristote. Qua 20 năm trời,
Platon đã đầu tư kiến thức của mình trong Aristote và chính Aristote đã
truyền bá Platon một cách xứng đáng nhứt chớ không phải cháu của Platon
là Spensippe, con người mà Platon đặt mọi kỳ vọng và giao quyền điều
khiển trường Académus. Nếu Platon đừng hành động với tư cách Platon
huyết tộc mà với tư cách Platon triết gia hay Platon tôn sư thì mối tình thầy
trò Platon Aristote diễm lệ, huy hoàng biết bao nhiêu. Chắc dưới suối vàng