kiệt lượng ở đất Khương, đất Trần thì Platon cũng thiếu điều bỏ mạng ở
Egine vì ông đại sứ ở Sparte đem bán ông cho người ta làm tên nô lệ. May
nhờ bạn là Anniceris bỏ tiền chuộc lại tự do cho. Còn nói đến tác phẩm thì
còn lại gần 30 cuốn của ông không đủ nói lên ông là nhà văn lớn, triết gia
lớn sao? Tôi nói còn lại, hiểu là có nhiều tác phẩm của Platon bị thất lạc.
Các cuốn đáng lưu ý trong mấy chục kiệt phẩm trên là những cuốn: Cộng
Hòa, Luật Pháp, Chính trị, Bữa tiệc,Biện hộ cho Socrate, Phédon, Ngụy
biện v.v. Trong làng triết cổ kim người ta hay kể bốn tên tuổi coi như vua
triết là Platon, Aristote, Descartes, Kant. Nhưng kỳ thực thì chỉ nên kể
Platon và Descartes thôi. Như vậy cho đến bây giờ Platon vẫn còn cầm
cương nầy mực cho Triết kể cả triết hiện kim.
3.- Sở dĩ ở trên ta xétcác điểm son rực rỡ của Platon là cố ý nói khi bàn
về chút khuyết điểm sau đây trong đạo Thầy trò của Platon và Aristote
không phải ta phủ nhận cái bề dầy vĩ đại của bộ óc Platon, của triết thần,
văn thánh của Platon. Chút khuyết điểm nào? Đó là việc Platon khi chọn
người kế quyền mình điều khiển học viện Académus, không chọn môn đồ
xuất sắc nhứt, tài đức nhứt là Aristote mà lại chọn Spensippe, con của bà
Potoné, chị mình kêu mình bằng cậu. Có phải Platon nặng óc gia đình trị
kiểu ta thấy ngày nay không? Không phải ta tuyệt đối không nên dùng
người ruột thịt: nếu ruột thịt tài đức ta dùng có cái lợi là vừa có người đắc
lực vừa có người tín nhiệm. Dĩ nhiên về mặt lãnh đạo, người ta không vì lẽ
đó mà có đầu óc đóng khung gọi là óc nhồi sọ, trói buộc mình trongthế giới
bằng một bụm tay của máu mủ, bạn bè, miền xứ, đạo đảng v.v... Huống hồ
gì trong trường hợp của Platon, Spensippe là kẻ bất tài vô danh trong khi
Aristote là môn sinh đầy đủ đức tài, có thể thay thế thầy mình tiếp tục phát
triển học viện Académus. Chính vì Platon tỏ ra không sáng suốt như vậy
nên Aristote buồn rồi bỏ Académus, du lịch bên Á Châu. Sau đó ông trở về
Nhã Điển lập nên trường Lycéum và trường nầy có nhiều điểm chống đối
trường Académus.