GƯƠNG THẦY TRÒ
GƯƠNG THẦY TRÒ
Hoàng Xuân Việt
Hoàng Xuân Việt
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
CHƯƠNG III
CHƯƠNG III
1.- Tình trò của Platon đối với thầy Socrate của ông là tình tuyệt thế,
không ai còn chối cãi được nữa. Platon trong cuốn Phédon đã tự thú một
cách chân thành rằng khi Socrate chết ông khóc không phải khóc cho
Socrate mà khóc cho ông, khóc cho phận bạc của mình đã mất đi trên đời
nầy một người cha, một người thầy, một người anh, một người bạn đời. Rồi
nhìn toàn bộ sự nghiệp văn chương của Platon, người khó tánh đến đâu
cũng phải nhận rằng ông đã dùng tài đức kế nghiệp Socrate một cách xứng
đáng nhứt. Quả thực thầy nào thì tớ nấy. Socrate là một hiền triết hành động
điều mình dạy hơn là viết nó ra. Hậu thế sở dĩ biết được nhiều về Socrate là
nhờ Platon. Cũng y như Đức Jésus sở dĩ được biết nhiều là nhờ các thánh sử
gia môn đồ biên soạn bộ Phúc âm vậy. Có thể nói Platon là tinh hoa, là định
nghĩa, là hiện thân của Socrate. Có được trò như vậy, Socrate còn mong gì
hơn nữa. Mà có được người làm cho mình hiểu biết được đại triết gia
Socrate, cái nôi khôn ngoan của nhân loại như Platon, thì loài người con đòi
hỏi gì hơn nữa.
2.- Nói đến tài của Platon thì gần như nói một chuyện thừa. Từ 20 tuổi
ông đã tỏ ra là một triết sinh xuất sắc của một tôn sư trước Socrate là thầy
Cratyle. Đến chừng gặp Socrate, nhờ khiếu thông minh, đạo đức, ông hút
gần hết tinh hoa của ông hoàng hiền triết ấy. Socrate chết rồi, lối năm 387,
ông lập lại hoa viên Académus một học viện mang tên hoa viên nầy, được
coi là viện đại học đầu tiên của nhân loại để phổ biến học thuyết của thầy
mình. Nếu Khổng Tử vừa dạy học vừa du thuyết, chiêu dụ hết minh quân
nầy đến bạo chúa khác trong phạm vi nước Tàu, thì Platon không kém mà
còn có thể hơn Khổng Tử ở chỗ ra khỏi xứ Hi-Lạp, sang Mégare gặp
Euclide, qua Cyrène gặp Théodore, về Ý Đại Lợi gặp chính khách
Archytas, đến Syracuse tìm Dion, em rể bạo vương Denys. Nếu Khổng Tử