GƯƠNG THẦY TRÒ - Trang 25

không có gì xuất sắc. Hiền hậu đến thành bị coi là lù khù. Ít nói đến thành
bị coi là đần độn. Thấy vậy Khổng Tử không nức nở khen như khen Nhan
Hồi, Tử Lộ, Tử Cống, song không miệt thị nhận chìm Tăng Tử. Người mà
ông đặt ít kỳ vọng lại là kẻ truyền bá đạo của ông đắc lực nhất. Nếu Lâm
Ngữ Đường bảo, Tử Lộ của Khổng Tử một thứ thánh Pétrus của Đức Jésus
thì bạn có thể nói Thánh Paulus của Đức Jésus là một Tăng Tử của Khổng
Tử. Dĩ nhiên ở đây chỉ nhắm một hai khía cạnh thôi: cho ca trước là nói về
tánh khí và cho ca sau là nói về mặt truyền bá chủ thuyết.

11.- Sau hết bạn chỉ giùm tôi trong lịch sử loài người vài trường hợp mà

trò chết, Thầy khóc như mất tình nhân như mất vợ hiền giống y trường hợp
Thầy Khổng Tử khóc trò Nhan Hồi. Ai cũng biết đức Khổng yêu mến Nhan
Hồi nhứt trong các môn sinh. Ông tin tưởng Hồi sẽ kế nghiệp ông, quảng bá
đạo của ông. Nhưng đau đớn thay, Hồi yểu tử, bỏ ông hồi mới 31 cái xuân.
Khổng Tử hay Hồi chết kêu lên như bị ai cắt họng: "Trời hại tôi, Trời hại
tôi". Niềm tin của ông đặt nơi Nhan Hồi biến thành ảo vọng đến đỗi ông
thốt các lời sau đây khi có môn sinh trách ông sao khóc than chi quá thảm
não. "Tôi không khóc Hồi chết thì còn khóc ai nữa bây giờ". Thầy mà như
họ Khổng thì thưa bạn, môn sinh có chết mấy kiếp nếu được luân hồi, tái
sinh, chắc không xin Trời Phật điều gì hơn là xin cái diễm phúc làm người
để được làm môn sinh Thầy Khổng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.