Khổng. Ta trị dân mà tham quyền cố vị, kỳ thị, hối mại quyền thế, tham
nhũng, ta cần người cảnh tỉnh lắm chứ. Không lẽ đợi tới khám đường giúp
ta hối hận.
9. - Thầy trò họ Khổng chẳng những thầy lo cho trò mà trò cũng chết
sống là trung đệ, bênh vực thầy đáo để. Nhan Hồi biểu lộ lòng khâm phục
vô biên thầy mình trong mấy lời sau đây: "Đạo của thầy càng suy càng bao
la rộng rãi, tôi muốn đến tận cùng mà không sức nào đến được".
Trần-Tử-Cầm có lần cao hứng bảo Tử Cống không thua gì Khổng Tử, bị
Tử Cống chận liền: "Đừng nói đại mà thiên hạ cho mình ngu. Thầy của
chúng ta không ai bì nổi". Rồi chính Tử Cống lại được Thúc Tôn Võ Thúc
say sưa ca ngợi tài đức, cho rằng hơn hẳn Khổng Tử. Lời ấy lọt vào tai Tử
Cống, Tử Cống liền nói: "Tôi là vách tường, thiên hạ nhón gót lên ngó vào
nhà thấy được vài đồ quí, còn Thầy tôi là vách cao muôn trượng thiên hạ
không làm sao phóng mắt tới để thấy vô số bảo vật trong kho lẩm vô tận".
Trời ơi! Sao mà Thầy trò người ta tương kính, tương nể và đùm bọc nhau
chung thủy như vậy. Nếu ở thời này, Khổng Tử đầu thai ứng cử làm đại sự
nào mà khác chính kiến với môn đồ, ông có bị cả một chiến dịch trò lên mặt
báo bôi lọ Thầy không?
10.- Trong đời làm Thầy, ngay như Khổng Tử là minh sư có lúc cũng có
chút thiếu sót mà vô số nhà giáo tầm thường khó tránh khỏi. Đó là thấy
không hết trong đám môn sinh của mình có những ngôi sao tuy lúc học thì
lu mà lúc ra đời sáng rực. Cái hơn của Khổng Tử là mắc cái thiếu ấy mà
không tầm thường ở chỗ miệt thị những thiên tài lúc chưa lột xác. Tôi muốn
nói trường hợp trò Tăng Tử của Thầy Khổng. Tăng Tử cũng gọi là Tăng
Sâm, người mà ngay Nhan Hồi được Khổng Tử ca tụng thông minh nhứt,
trong sủng nhứt không sánh kịp, người đã tiếp tục được chí cả của Khổng
Tử, người đã làm cho tên thầy mình thành minh tinh trong cuốn Đại Học,
người đã thấu triệt được câu"Ngô đạo nhứt ái quán chì! Đạo của tôi có một
lẽ mà gồm trọn tất cả". Người đó lúc còn sách đèn lại là một đứa học trò