phóng hỏa đốt dinh của Xersès. A-Lịch-Sơn không suy nghĩ gì hết, chụp
mồi lửa làm theo ý người đẹp.
Trong cuộc sát phạt Ba-Tư, trên dòng sông Granicas, ông tiến quân đầu,
bị một địch quân phóng lưỡi giáo, nhưng nhanh như chớp bạn thân của ông
là Cleitus gạt giáo đi, cứu ông khỏi nanh vuốt tử thần trong đường tơ kẽ tóc.
Người cứu tinh ấy ông lại dang tay toát gươm hạ sát trong một dạ tiệc tại
Sacarmand chỉ vì ông nầy quá chén say rượu nói xúc phạm đến ông.
6.- Nhưng kế bên những vết đen ngòm đó, A-Lịch-Sơn có những nét son
nào nói lên tàng tích tôn sư trong tâm hồn ông?
a) Aristote là cha đẻ của câu"Nhân đức đứng mực trung: Virtus in médio
stat". Tư tưởng ấy thâm nhập con người A-Lịch-Sơn nên ta thấy trong mấy
năm chinh chiến ông thi hành chính sách dung hòa, chinh phục được nhiều
giới nhứt là hạng trí thức trong các dân bị trị từ Ba-Tư, Ai-Cập đến Ấn-Độ.
b) Aristote là một triết gia bác học nên đã luyện A-Lịch-Sơn thành một
học giả uyên thâm. Tuy là kẻ xăm lăng, nhưng A-Lịch-Sơn đặt gót thống trị
đến đâu là gieo rắc văn hóa đến đó. Nếu Aristote đã phổ biến tư tưởng bác
học được cho toàn thế giới qua vạn đại thì trong 13 năm chinh phạt, A-
Lịch-Sơn cũng đã làm cho Âu-Châu nhứt là Á-Châu tiến bộ khả quan về
văn minh và giáo dục. Ông lập tại Ai-Cập một thành phố nguy nga, lấy tên
mình đặt cho nó là Alexandrie, đem văn hóa, văn minh Hi-Lạp đổ vào đó.
c) Ông có hoàn toàn tán tận lương tâm không hay suốt đường đời hình
bóng tôn sư Aristote luôn đeo đuổi ông? Khi ông biến bạo chúa Darrius
thành con chuột bôn tẩu, trốn chui trốn nhủi rồi, thì hoàng hậu Stateira cũng
nhiều mỹ nữ khác thuộc hoàng tộc Darrius đã lọt vào tay A-Lịch-Sơn. Song
ông giữ đúng lời cam kết buổi đầu là đối xử kính trọng các người ấy. Một
Nã-Phá-Luân hay một anh hùng chiến thắng nào khác có đủ tiết độ siêu
quần được như học trò của Aristote không?