Sau khi xét qua cá nhân của người Đức Giê-Su, tìm hiểu động lực nào
làm cho Ngài thu hút được môn đồ mãnh liệt, sau khi mổ xẻ cách thầy trò
Ngài cư xử với nhau, bạn có cảm nghĩ gì? Bạn thấy Đức Giê-Su là bực chí
thánh. Ngài khác với nhiều giáo tổ, nhiều vĩ nhân ở chỗ hết các tư tưởng,
ngôn từ, hành vi, cử chỉ của Ngài đều nhắm vào mục tiêu hướng thiện,
nghĩa là lái cuộc sống siêu thế, đưa chúng sinh về Thượng-Đế. Nếu Đức
Khổng-Tử không nặng về thần linh, ma quỉ, nếu Đức Phật chỉ tin vào khả
năng con người tự giác, giác tha thì Đức Giê-Su duy thân, hướng thiện, tin
tưởng, trông cậy, yêu mến Thượng-Đế một cách dứt khoát, mãnh liệt vô
song. Ngài coi việc khiển trách, huấn luyện môn đồ là tối ư quan trọng và là
phương tiện nồng cốt để đoạt mục đích trên. Thầy trò của Ngài không bận
tâm về văn hóa khoa học, nghệ thuật hay chính trị mà chuyên tâm tự thánh
hóa và thánh hóa thiên hạ. Riêng vấn đề dùng môn đồ để truyền giáo ta thấy
Ngài có cả một kế hoạch qui mô. Lúc sinh tiền, Ngài triệu tập huấn luyện,
hệ thống hóa, phân nhiệm. Có kẻ Ngài chọn sau khi chết, sống lại nữa. Đến
lúc phục sinh xong, Ngài còn nấn ná với họ, chung sống nhiều ngày với họ,
tiếp tục khuyên dạy, giao quyền Giáo-hoàng cho Phê-Rô, chỉ thị cho các
môn đồ tung đi bốn biển năm châu truyền bá tin lành. Nhìn chung đám môn
sinh của Đức Giê-Su lúc Ngài còn hiện thế, ta thấy có quá nhiều khuyết
điểm. Song sau khi Ngài thăng thiên rồi, các môn đồ của Ngài là những tay
kiện tướng gần như không có môn sinh của bất cứ vĩ nhân nào trên thế giới
sánh kịp. Đa số là tử nạn vì lý tưởng truyền giáo. Riêng Phê-Rô ngày trước
bị thầy hay mắng là kém Đức tin, chối Thấy mấy keo, sau là thành đống lũy
sắt cho công giáo hội và cũng chết trên thập giá như Thầy.
Gần như một định luật chi phối các vĩ nhân tu đức sống với môn đồ
nhiều hơn gia đình và tự đầu thai trong môn đồ để hoàn thành nghiệp cả.
Nếu Socrate có vợ mà chết trong tay môn đồ thì Khổng-Tử bỏ vợ hồi 27
tuổi rồi trọn đời sống với môn sinh. Nếu Đức Thích-Ca có vợ con mà cũng
bỏ để cùng môn đồ tu thân thuyết pháp thì Đức Giê-Su trọn kiếp độc thân
có một mẹ và nghĩa phụ mà ba năm sau cùng cũng thoát ly gia đình, để