1
Người Hà Nội
Những tình cảm nơi học đường sáng lạn
Quên làm sao tuy dĩ vãng xa xôi
Vì đó là những kỷ niệm của thời
Thời cắp sách – thời vô ngần trong sạch
Lâm Sỹ Ngọc
N
ăm 1952, vừa 12 tuổi, tôi theo học lớp đầu Đệ nhị cấp (từ Đệ thất
đến Đệ tứ – nay là trung học cơ sở), nhìn những anh hệ Đệ nhất cấp (từ Đệ
tam đến Đệ nhất – nay là trung học phổ thông) lớp trên với con mắt cảm
phục kính trọng lắm. Hệ công lập Hà Nội sau ngày quân Pháp tái chiếm lúc
đầu chỉ có Trường Lycée Albert Sarraut ở phía trước dinh Toàn quyền dành
cho lũ con tây và con viên chức lớn hoặc nhà giàu người Việt và Trường
Chu Văn An quen gọi là Trường Bảo hộ (École protecteural) hay là trường
Bưởi, bị Pháp chiếm làm trại lính nên phải dời về Hàng Cót, rồi xuống
Hàng Bài, con trai con gái học chung. Trường Hàng Bài xưa là Trường Gia
Long dành cho con gái, năm 1950 mới tách ra: Trường nữ học Trưng
Vương sang đường Hai Bà Trưng gần Nhà hát lớn, lúc đầu chỉ có hệ Đệ nhị
cấp; Trường Nguyễn Trãi ở lại phố Hàng Bài; Trường Chu Văn An lên Cửa
Bắc (Trường Cao đẳng sư phạm = École normale), sau hòa bình 1954 mới
về lại điểm cũ bên Tây hồ.
So với bây giờ, đường xá xe cộ của Thủ đô thời ấy cũng chỉ như một
phố huyện thôi. Đa phần học sinh và không ít thầy giáo đến trường đều đi
bộ. Học sinh đi xe đạp thời đó ít hơn cả số học sinh đi xe @bây giờ nhiều.
Dù nhà giàu cũng chỉ cho con đi xe xích lô (cyclo) chứ không dám cho con