sống nhăn nhở ở cái đất cố đô văn vật này đấy ạ. Nhưng ngày nay, hắn đã
trở nên một thứ cư sĩ cao điệu, lối cư sĩ đời Chiến quốc.
Tôi gặp hắn hôm nay.
Hôm nay, Hà Nội sống cái ngày Hà thành xưa xưa rộn tiếng voi hí ngựa
lồng tiền hô hậu ủng của tả quân Lê Văn Duyệt.
Thế mà mình cứ muốn kiêu căng hay là ngậm ngùi cũng vậy, để tự ví
mình với ông già Công Trứ. Bởi vì, chán đời chưa, chỉ vì đi làm “phóng sự
ông Chọc Tiết, ông Hà Nội” mà suýt nữa bị ngã dưới bánh xe Chiến quốc.
Tôi thăm hắn trong một tòa nhà trông thẳng sang Đề lao Trung ương, bao
lơn lối quân chủ của lâu đài cụ Thượng mà mái thì nhọn hoắt và dốc tuột
kiểu công thự ông bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, trên đó tuyết rơi tuồn
tuột xuống đã tan như lời hứa hẹn với cái thuộc địa béo tốt này.
Chọc Tiết tiếp tôi trong đại sảnh, trên tường treo ảnh một nàng ca nữ
Nhật và một thanh trường kiếm.
Tôi vào chuyện:
- Thế nào, lão huynh độ này có ý kiến gì với quốc sự? Cứ khoác áo củ sĩ
an phận nằm trong màn bát tiên mãi, người ta ghen đấy.
Chọc Tiết cười ha hả:
- Màn bát tiên à, tôi vẫn tưởng rằng tôi đang nằm trên bể máu!
Và giọng hắn thì thầm như thằng sát nhân xin rửa tội:
- ... Máu đồng bào, ông ạ!
Nói thật tình, tôi có cảm giác mình đang ngồi trước gã Javert trong tác
phẩm “Những kẻ khốn khổ”, nghĩa là tôi vụt nghĩ đến câu chuyện thằng