HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 213

Vậy mà Phụng lại vốn là người rất lành hiền. Ngạn ngữ Pháp: Văn là

người - với Vũ Trọng Phụng - không hẳn đúng. Đang học năm thứ ba
trường Bưởi, Vũ Trọng Phụng bị đuổi vì tham gia bãi khóa ủng hộ Phan
Châu Trinh. Ông bắt đầu viết văn. Truyện ngắn đầu tay là Chống nạng lên
đường
. Hồi này ông rất nghèo, chưa vợ, chưa bệnh. Ông rất thích đàn
nguyệt. Giữa đám đông, bao giờ Vũ cũng ngồi im một góc, gẩy “vọng cổ
hoài lang”. Thỉnh thoảng giữa dăm ba văn hữu nổ cuộc tranh cãi về một tác
phẩm nào đó, một nhà văn nhà thơ nào đó, hoặc về một học thuyết nào đó.
Vũ nổi hăng cũng đập bàn xô ghế, bảo vệ bằng thắng ý kiến của mình.
Xong, lại rút vào một góc ôm đầu. Tôi chưa bao giờ nghe Vũ cười thành
tiếng, mà chỉ đôi khi nhếch mép. Nhưng nụ cười lạnh ấy không khiến người
ta liên tưởng tới một bụng dạ thâm hiểm mà chỉ nói lên một tâm hồn u uẩn,
châm biếm, đến độ làm nạn nhân có thể chết luôn! Ông không bao giờ quát
tháo to tiếng, nói bậy. Câu khiển trách nặng nề nhất của ông là: “Cậu xoàng
lắm!”. Thế thôi!

Tôi và bạn bè đều rất lạ vì Vũ không hề biết người đàn bà nào ngoài

người vợ hiền mà lại viết những Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ, Lục sì... Sau mới
biết cách “đi thực tế” của ông. Thấy Vũ viết về đề tài đĩ điếm, tôi bảo Vũ:
“Ở Hà Nội chỉ có mấy ổ lầu xanh ở ngõ Hàng Mành, ngõ Hàng Hương,
Cống Đục, Đường Thành, Cống Chéo, Hàng Lược. Còn me Tây phải tìm
họ ở Sơn Tây, Đáp Cầu, Tông (ở đấy có nhiều trại lính lê dương đóng)”.
Thế là Vũ lặn lội đến những sào huyệt ấy. Đi luôn mấy hôm, trở về viết,
hoàn thành bản thảo. Hồi đó chúng tôi không đi thực tế như bây giờ. Nếu
hiểu “đi thực tế” như ngày nay thì chúng tôi quả là “nằm tháp ngà”. Viết
văn như nhờ một thiên bẩm nào đó, như chỉ nhờ sức tưởng tượng, sức sáng
tạo của mình. Nhưng nhìn lại thì thấy cũng không hẳn thế. Để viết Cơm
thầy, cơm cô
Vũ Trọng Phụng đã ăn mặc như một người làm công bình
thường, ra ngồi ở máy nước công cộng chợ Hàng Da. Đó là nơi những “con
sen”, “thằng nhỏ” tập trung để lấy nước. Và ông đã biết được những thói
hư tật xấu của những ông chủ, bà chủ qua những câu chuyện mỉa mai, phê
phán của đám người nô lệ ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.