HÀ NỘI CŨ NẰM ĐÂY - Trang 226

Mỗi thứ Bảy, báo Phong hóa, Ngày nay của nhóm Nhất Linh rao ầm ĩ

ngoài đường phố, chạy vào mọi gia đình thị dân Hà Nội, (cũng với tốc độ
ấy, Tiểu thuyết thứ Bảy chạy có phần nhích hơn Phong hóa, Ngày nay ). Vũ
Tiên ông cùng Tiên mẫu, Tiên bà, Tiên cô, Tiên đồng, không những không
giận nhóm Nhất Linh, mà còn tỏ ra thích thú, nói cười ran trong động. Vũ
Tiên ông khoái trí, coi đó là địch thủ Tự lực văn đoàn đang làm quảng cáo
không công cho Vũ Tiên ông. Nhóm Nhất Linh cũng biết vậy, nhưng vẫn
phải lấy việc Tiên ông phun kiếm ra tiền làm đề tài mua vui độc giả, vì cười
đùa mãi với Xã Xệ, Lý Toét, cũng làm người đọc chán.

Tổ chức phát hành: Đại lí cho sách báo Tân Dân đặt khắp Đông Dương,

Hoa hồng cao từ 8 đến 10%. Suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Nam Vang,
Vientiane... đại lí phần nhiều sòng phẳng, vì hoa hồng cao
hơn hết.

Kết luận: Với cách làm ăn, kể sơ qua như vậy, Nhà xuất bản Tân Dân

giàu mạnh, không ai địch nổi. Hai điều cơ bản dẫn đến thành công:

1) Tín nghĩa: Không sai hẹn ngày trả lương công nhân và trả tiền các nhà

văn.

2) Đối xử đúng mực, chu đáo với hàng ngàn đại lí khắp cõi Đông

Dương. Với 10% hoa hồng, các đại lí cũng làm giàu cùng họ Vũ.

Phụ lục

Ông Vũ Đình Long là giáo học phổ thông cấp III thời Pháp thuộc. Tây

đổi ông lên Hà Giang dạy học. Thời gian này, ông dùi mài kinh sử chữ Hán
(tự học). Sau đó, ông bắt đầu dịch truyện Tàu. Bộ Anh hùng náo ông dịch
thành công, được mọi người ưa thích. Tiếp đó dịch Mảnh trăng soi, truyện
Trung Quốc, cũng được độc giả truyền tay nhau đọc.

Ông bắt đầu dịch mấy vở kịch của Molière. Để gần quần chúng Việt

Nam, ông Long nghĩ ra cách “Việt Nam hóa” vở kịch trứ danh, cũng của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.