Lúc này tôi cũng không đoái hoài gì tới việc mình có đủ tư cách hay không
nữa, cũng tiến tới xem phần mộ vừa quật lên, chỉ thấy hố kia thực sự rất
sâu, một lượng lớn những bao gạch màu đen cũ kỹ bám tua rua rễ cỏ bị gạt
sang một bên, cơ bản không nhìn tới được tình hình bên trong huyệt.
Mười cỗ quan tài được sắp xếp trên sườn núi, an bài xong liền phát hiện cỗ
cuối cùng kia không hề được khắc tên hiệu. Nhưng đó lại được xếp song
song với một trong bốn quan cổ nhất, nên khả năng đây là cỗ quan vô chủ
thì cũng không lớn. Vì chu vi quật mộ chỉ gói gọn xung quanh phần đá
xanh.
Ông bác họ cùng một cụ (tôi không nhớ ra tên cụ ấy) chỉ trỏ bàn bạc một
lát, sau thì cho người lập tức đem mười cỗ quan tài này đặt vào trong từ
đường, xong xuôi rồi mới cử người ngày đêm canh gác. Bên nghi lễ lập tức
nghe lệnh, tóm lại giờ cần phải đóng cửa suy xét đã.
Chúng tôi là hàng tiểu bối nên hoàn toàn không được chen lời vào, chỉ cảm
thấy bầu không khí bỗng chốc thay đổi, việc này đối với thể diện Ngô gia
đương nhiên là chuyện đại sự, nếu gia phả ghi chép sai lệch, vậy khi muốn
tu sửa lại cũng phát
sinh thành chuyện lớn. Khả năng phải mời cả nhóm người đang ở hải ngoại
về mới được. Nhưng chuyện này khả năng tương đối thấp, trừ khi là phần
mộ tổ tiên kia có ẩn tình nào đó mà chúng tôi không hề biết.
Lão cha tôi quá mức chú tâm, không biết ông đang nghĩ gì mà dọc đường
chẳng nói nửa lời, tới lúc đạo sĩ mở đường thì trời cũng đã sẩm tối, sơn đạo
đen kịt cùng với gió thổi rét buốt khiến tôi không tự chủ được mà phát run.
Trong đầu lại bất giác hiện ra cổ quan đặt trong ngôi nhà tranh bỏ hoang sau
từ đường, quả nhiên vào thôn này tưởng thoát khỏi quan tài là điều không
thể.
Buổi tối mọi người như thường lệ ở trong từ đường dọn cơm nước, theo quy
định tổ tông thì hôm nay ăn chay, một bàn đầy những món làm từ đậu hũ,