nhau không?
- Có chứ, chắc chắn như vậy, và nhiều lần tôi đã luyến tiếc nó. Đó là một
thời sung sướng, delectabile tempus (2).
- Này, bạn ơi, những ngày tươi đẹp ấy có thể sống lại, cái thời sung sướng
ấy có thể lại đến? Tôi lĩnh sứ mệnh đi tìm các bạn đồng đội của tôi, và tôi
muốn bắt đầu từ cậu, cậu là linh hồn của cả đội.
Aramis cúi mình xuống, với vẻ lịch sự hơn là thân ái. Rồi anh nói bằng một
giọng như sắp chết và vật mình ra ghế bành.
- Tôi lại tham gia vào chính trị ư? D Artagnan thân mến ơi, cậu xem tôi
đang sống bình thường và thoải mải. Chúng ta đã từng nếm sự vong ân của
các vị đại thần, cậu biết đấy!
- Đúng thế, - D Artagnan nói, - nhưng có thể các đại thần hối hận là đã
vong ân.
- Trường hợp ấy lại là chuyện khác. Chà? Nhất tội nhất xá, vạn tội vạn xá.
Vả chăng cậu có lý ở một điểm ấy là nếu lòng ham muốn xui chúng ta dây
vào công việc quốc gia thì tôi nghĩ cũng đã đến lúc rồi đó.
- Làm thế nào mà cậu biết điều đó, vì cậu có quan tâm đến vấn đề chính trị
đâu?
- Ô, lạy Chúa! - Aramis đáp. - Cá nhân tôi không làm chính trị, nhưng tôi
sổng trong một thế giới mà người ta làm chính trị. Vừa trau dồi thi ca, vừa
đeo đẳng tình ái, tôi kết thân với ông Sarazin là người của ông chủ giáo, vấ
với ôngDe Bois - Robert, ông này nếu không là của ông giáo chủ de
Richelieu thì không là của ai hoặc là của tất cả thiên hạ, tuỳ ý cậu, thành
thử ra phong trào chính trị tôi không quên bẵng hẳn.
- Tôi hoài nghi đấy, - D Artagnan nói.
- Hơn nữa, anh bạn thân mến ơi, - Aramis nói tiểp, - cậu chớ coi những
điều tôi sắp nói với cậu là lời của một gã thầy tu ở ẩn, một kẻ nói như một
tiếng vang, nhắc lại thuần tuý và đơn giản cái gì mà hắn nghe thấy. Tôi
nghe nói trong lúc này giáo chủ Mazarin đang lo sốt vó về cung cách biểu
diễn các vấn đề. Dường như ông ta không có được trong sự chỉ huy của
mình tất cả niềm kính trọng mà ngày xưa người ta đã tỏ ra đối với ông ngáo
ộp cũ - vị cố giáo chủ - mà cậu nhìn thấy chân dung đây này; bởi vì anh bạn