HẢI NGOẠI KỶ SỰ - Trang 288

Nghiêm kinh; theo sở kiến của phàm phu mà nói, thì sáu tướng cách
ngại, chẳng dùng thông nhau. Theo thánh nhãn thì sáu tướng viên
thông, nhất thiết các phép đều là nhất chân pháp tướng, vô tận duyên
khởi vậy.

208. Theo tôn phái nhà Phật, từ Lục Tổ Tuệ Năng, pháp thông

truyền lại đời sau có hai hệ thống rất thạnh, ấy là hệ Nam Nhạc Hoài
Nhượng và hệ Thanh Nguyên Hành Tư. Nam Nhạc mạt lưu, chia làm
hai phái, Ví Ngưỡng và Lâm Tế, Thanh Nguyên mạt lưu có 3 phái:
Tào Động, Vân Môn, và Pháp Nhãn.

209. Nhưng cựu: Để y như cũ. (BT)
210. Câu chuyện này thấy có chép trong sách Liêu trai chí dị của

Bồ Tùng Linh.

211. Theo chú thích của tác giả: Quỳ mai là tên một thứ lệ chi rất

quý.

212. Năm 1957 (BT).
213. Bản ấy hiện tồn trữ tại kho sách Trung ương Đồ thư quán

thôn Bắc Câu, làng Vụ Phong, huyện Đài Trung, Đài Loan. Tồn Đài
văn vật Thanh sách của Quốc Lập Trung ương đồ thư quán sách thứ 5
(nguyên chữ 5, trước để thùng 95) chép rằng: “Hải ngoại kỷ sự 6
quyển, 2 tập, do Thích Đại Sán soạn, nguyên san bản khoảng Khang
Hy đời nhà Thanh”.

214. Trong sách viết là năm 1099, có lẽ do sắp chữ nhầm. (BT)
215. Hải ngoại kỷ sự (quyển 4, 18b) chép rằng: “Áp đông là danh

từ chỉ sự đình lưu qua năm sau tại nước khác của các tàu biển”. Trịnh
Hoài Đức, Gia Định thành thông chí (Sơn xuyên chí) cũng chép rằng:
“Các tàu Trung Quốc phải đợi đến mùa xuân có gió đông bắc, gió
xuôi, mới đi qua và phải đợi đến mùa hạ có gió nam mới trở về được.
Nếu trễ qua mùa thu trở gió, phải đậu lại từ mùa thu suốt đến mùa
đông, gọi là “lưu đông” cũng gọi là “áp đông”.

216. Thuộc về biên soạn và nội dung của sách Hoa di biến thái

xin xem bài Thanh sơ thương thuyền chi Trường Kỳ mậu dịch dữ Nhật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.