chúc Tết cùng là hiệu lệnh cho toàn thể Quân đội và nhân dân của
chúng ta.
Tất cả mọi gương mặt của những người chung quanh đây, ai nấy đều
lộ vẻ đầy căng thẳng khi nghĩ tới cuộc tấn công mà họ sắp sửa thực
hiện. Ai nấy đều mặc đồ bà ba may bằng vải thô, bộ quần áo mà dưới
mắt người Tây Phương không khác gì bộ đồ ngủ. Mọi người đều quấn
trên cánh tay của mình một chiếc khăn màu đỏ để nhận diện khi họ lọt
được vào bên trong nội vi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.
Một người trẻ tuổi nhất trong đám cảm tử quân này là Ngô Văn Kiệt,
cháu nội của Ngô Văn Lộc, người giúp việc cho Jacques Devraux trong
những cuộc đi săn ngày xưa. Ngô Văn Kiệt bồn chồn đứng lắng tai
nghe lời nói của viên chính ủy, Kiệt đưa lưỡi liếm vào hai bờ môi khô
đặc của mình, hai tay nắm lại thật chặt để kềm hãm nỗi nôn nóng trong
lòng đang cuồn cuộn dâng tràn. Mới mười bảy tuổi đầu, gương mặt của
Kiệt vẫn còn bụ bẫm với đôi mắt thơ ngây của một đứa bé, cho nên
muốn trêu chọc Kiệt, các đồng đội vẫn gọi Kiệt là “Thằng Nhóc Tỳ”,
cái tên mà cha Kiệt là Ngô Văn Đồng vẫn thường gọi anh lúc anh còn
nhỏ. Trong lúc đứng nhe lời thuyết trình của viên chính ủy, Ngô Văn
Kiệt cố tình tạo cho mình một khuôn mặt nhăn nheo như người có tuổi
để che giấu sự trẻ con của mình. Thỉnh thoảng, Kiệt đưa tay sờ vào
khuôn khăn màu cờ của Việt Cộng mà Kiệt thắt ngang lưng bên dưới
làn áo vải. Khuôn khăn này là lá cờ đơn vị mà ngày xưa, cha và chú
Kiệt đã mang theo bên mình khi xung phong vào tiền đồn của quân
Pháp tại Yên Bái hồi 1930 với ông nội của Kiệt. Cha Kiệt đã để lại cho
anh lá cờ này khi Kiệt bắt đầu gia nhập vào đội giao liên của Mặt Trận
tại Mộc Linh. Mặc dù Ngô Văn Kiệt vô cùng hãnh diện với lá cờ đơn vị
này, nhưng lúc nào Kiệt cũng tuân lời khuyến dụ của cha mình nên Kiệt
phải giấu lá cờ dưới làn áo, bởi vì giáo điều của Chủ Nghĩa Cộng Sản
vào thập niên 60 không công nhận những hoạt động nào có liên quan
tới Việt Nam Quốc Dân Đảng vào lịch sử Cách mạng của Cộng Sản.
Viên Chính ủy tiếp tục đọc lời được ghi trong tờ giấy: