HẢI YÊU - Trang 631

Victor hài lòng nhìn sắc mặt Nick bắt đầu trở nên trắng nhợt.

“Phản ứng bài tiết sự xuất hiện của dị vật là một trong những nguy cơ thường xảy ra khi phẫu thuật,

vì thế đợi hai năm nữa khi xương đã lành hẳn rồi, sẽ phải lấy tấm thép này ra ngoài”.

“Có lẽ bước này tôi có thể giúp được một chút đấy”. Hayreddin đứng ở bên cạnh nhìn, lên tiếng nói:

“Tôi có thể tìm một thợ rèn đao tốt nhất, nhờ bọn họ dùng thép Wootz

[1]

Ấn Độ rèn đủ một bộ những

thứ cậu cần. Loại thép này là nguyên liệu để tạo ra đao Damascus, theo kinh nghiệm của tôi, thanh

đao tuyệt vời này dù có dính bao nhiêu máu thịt cũng không bao giờ bị gỉ”.

[1] Thép Wootz là một loại thép xuất hiện từ trước Công nguyên tại Ấn Độ và Ba Tư. Người Ả Rập

đã mang loại thép Wootz đến Damascus nơi ngành rèn vũ khí đang phát triển mạnh khi đó, Ấn Độ và

Ba Tư đã cung cấp các thỏi thép của mình cho khu vực Trung Đông từ thế kỷ 3 đen thế kỷ 17.

Khuôn mặt Victor lộ vẻ vui mừng: “Quá hay, vậy tối nay về tôi sẽ vẽ yêu cầu kích thước chi tiết”.

“Còn một vấn đề nữa”. Hayreddin cau mày nói: “Cậu vẫn định dùng cái thứ thuốc gây mê không

đáng tin kia đấy à? Tôi không muốn nhìn thấy tình cảnh cuộc phẫu thuật còn chưa bắt đầu, cô ấy đã

bị nổ tung đâu đấy”.

“Ấy đừng lo, chỉ là trong quá trình bào chế loại thuốc này có một chút nguy hiểm thôi. Một nhà giả

kim thuật

[1]

người Phổ tên là Cordus lúc pha trộn cồn và acid sulfuric đậm đặc kèm thêm nhiệt độ

cao nên đã xảy ra tai nạn ngoài ý muốn, sau khi ông ta tỉnh dậy từ cơn hôn mê, đã gọi phát minh này

là “acid sulfuric ngọt ngào”. Tôi vừa làm thí nghiệm trên động vật lại vừa thông qua việc gửi thư qua

lại vài lần với thầy giáo, chứng minh được rằng dùng nó trong việc gây mê thực sự rất hiệu quả”.

[1] Giả kim thuật (alchemy) đã có lịch sử hàng mấy nghìn năm. Nó là tiền thân của môn hóa học

cận đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học kỹ thuật thời cổ cũng như đời sống loài người. Mục

đích của giả kim thuật là nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại thường như chỉ thành các

kim loại quý như vàng hoặc phương pháp luyện thuốc trường sinh bất tử. Giả kim thuật sử dụng

quan điểm của Aristoteles làm cơ sở lý thuyết: Có thể chuyển hóa được chất này thành một chất

khác, kim loại này thành kim loại khác. Giả kim thuật của người Trung Quốc khác hẳn với giả kim

thuật của người Hy Lạp. Trong khi người Hy Lạp cổ biến kim loại thường thành vàng thì người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.