quanh sở trị Hợp Phố, tiếng vang trống đồng Âu Lạc đã khích lệ họ nổi dậy,
đánh đuổi kẻ cai trị tàn bạo.
Lúc đang bị Tô Định đe dọa, ai cũng chia sẻ với Trưng Trắc quyết tâm
bằng mọi giá cải tổ cơ cấu xã hội Âu Lạc. Người người tuyệt đối tin tưởng
khi thực thi cải cách, đổi mới, sức lực và trí tuệ nam giới Âu Lạc sẽ có cơ
hội được giải phóng, sẽ thành hạt nhân kháng thể thực dân, vun đắp sự
trường tồn và thịnh vượng của đất nước. Tiếc thay, chiến thắng Long Uyên
cuối mùa hè năm 40 đã làm cho quí tộc Âu Lạc tự mãn. Những người từng
ủng hộ A Thi chấp chính có lý do trù trừ. Những người phản đối A Thi thì
hả hê. Một đế quốc lớn vào bậc nhất gầm trời nhân loại đã bại vong dưới
tay họ, cho nên họ bỗng trở nên thủ cựu và ngạo mạn một cách dễ hiểu.
Các thầy cúng dưới sự chỉ đạo của Già Mị, mật truyền với từng người dân
về sứ mệnh mà Mẹ Tổ đã trao cho Trưng Trắc, và chỉ Trưng Trắc mà thôi.
Họ cho rằng chiến thắng trước Tô Định là của riêng cá nhân Trưng Trắc, là
cơ sở chính thống vĩnh viễn của bà.
A Thi ước ao chế độ vương pháp mẫu hệ. Phái nam trong gia tộc nên
điều hành nền chính trị của vương quốc. Có thêm phụ hệ thì tốt, giải phóng
sức lao động và phân chia hợp lý tài sản xã hội khiến nhà nhà giàu có hơn,
đất nước hưng vượng hơn. Triều đình Âu Lạc phải là nơi tập hợp sức mạnh
muôn dân, là biểu trưng cho ý nguyện độc lập của cả một dân tộc. Biết đâu
nếu A Thi không phải chồng của Trưng Trắc, có thể ông cũng đã làm binh
biến.
Sau rốt, chiến thắng Long Uyên đã trở thành gánh nặng cho người Âu
Lạc. Càng ảo tưởng về sức mạnh của mình, người dân càng chủ quan.
Mùa thu năm 40, Trưng Trắc xưng vương (Lạc Vương). Lạc tướng
khắp Âu Lạc quay đầu về M’linh bái vọng vua bà. Hợp Phố và An Biên
cung tiến lãnh tụ mới của họ vàng bạc châu báu không biết bao nhiêu mà
kể.