Cây nêu tượng trưng cho chiếc cầu nối trời và đất, nó cũng là mốc dấu
ghi nhận cương vực của một cộng đồng nhỏ. Khi nêu đã dựng, mọi công
việc trong làng xã phải dừng hết lại. Tập trung dưới cây nêu, người ta
không cảm thấy đơn độc, dễ dàng trút bỏ mọi phiền muộn cũ, cùng nhau
hướng đến tương lai, cầu mong vạn sự hanh thông, tốt đẹp.
Mở lễ, mọi người vây tròn gốc nêu, chiêng trống gõ nhịp xung trận.
Một trai đinh khỏe mạnh cầm con dao to và sắc vừa múa may vừa đuổi con
trâu chạy quanh gốc nêu. Lần lượt bốn chân con trâu bị hạ đứt gân khuỷu.
Khi nó gục xuống, nữ chiến binh tài ba nhất được chủ nhà trao cho ngọn
giáo thiêng của dòng tộc để đâm một phát dứt khoát vào tim con vật.
Thịt trâu tươi đặt lên lá chuối đem đến bàn hành lễ có chín ché rượu
vây quanh. Thầy mo bôi một ít máu trâu lên chân gia chủ rồi khấn niệm,
đọc sử thi ca ngợi công đức gia tiên và cầu mong sức khỏe, thịnh vượng
cho gia chủ.
Toàn bộ khách mời được thưởng thức thịt nướng và uống rượu trong
tiếng chiêng trống dập dìu. Khách càng đông, trâu thay nhau bị giết càng
nhiều. Ché hết nước lại được đổ đầy. Rượu nhạt thì người ta thay ché hoặc
dùng rượu khách khứa đem đến. Cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt. Tối mịt,
cuộc chơi lại được dọn vào nhà sàn. Người say kẻ tỉnh nằm chồng ngồi chất
ca hát, đùa nghịch thâu đêm.
Trưng vương không vui suốt tuần trăng mới. Bà luôn luôn bồn chồn và
linh cảm một tai họa đang đến gần. Tất nhiên bà không biết Mã Viện đã hội
quân tại Hợp Phố. Chỉ cần một chút tấm lòng với nước non, ai cũng thấy
những gì diễn ra một năm rưỡi qua tại Âu Lạc chẳng hứa hẹn điều gì tốt
đẹp.
Lữ lạc tướng từ lâu đã bỏ về Phong Châu ẩn dật. A Thi, Trưng Trắc và
Trưng Nhị rất buồn. Nỗi buồn chung vì nước của họ càng cô độc thì càng