Cảnh Công trừng phạt bọn bề tôi gian xảo của Tề
phạt tên Dương Hổ vụng về, đó là chỗ sai trong lời khuyên của Bão Văn tử.
Bề tôi trung tín hay gian trá là tuỳ hành động của vua: vua sáng suốt và
ngiêm khắc thì họ trung tín, vua nhu nhược và hôn ám thì họ gian trá. Sáng
suốt là biết được cái tinh tế, nghiêm khắc là không tha tội. Không biết ai là
bề tôi gian xảo của Tề
mà trị loạn thần của Lỗ, chẳng cũng bậy ư?
*
(Lại) có người bảo:
(…) Vua sáng và nghiêm thì bề tôi trung tín. Dương Hổ làm loạn ở Lỗ, việc
không thành, chạy qua Tề, Tề không trừng trị, tức là để cho Hổ lại làm loạn
ở Tề. Vua sáng suốt thì biết rằng việc trừng trị Dương Hổ có thể cứu loạn
được cho Tề, như vậy là tinh tế thấy được tình thế (khi loạn chưa phát). Lời
xưa có câu: “Chư hầu lấy nước làm tình thân”. Vua nghiêm khắc thì tội của
Dương Hổ không thể bỏ qua, đó là phép “không tha tội”. Vậy giết Dương
Hổ là để cho bề tôi phải trung tín. Chưa biết được bọn bề tôi của Tề kẻ nào
gian xảo, mà bỏ sự trừng phạt một kẻ đã hiển nhiên làm phản, thế là trách
kẻ chưa hẳn đã làm bậy mà không trừng trị cái tội rành rành, hành động đó
bậy. Trừng phạt một kẻ làm loan ở Lỗ để thị oai với bọn bề tôi có lòng gian
(ở Tề) mà lại được tình thân ái của Quí tôn, Mạnh tôn, Thúc tôn, lời khuyên
của Bão Văn có gì là trái đâu.
*
3 – Chưa đáng giận thì đừng tỏ sắc giận ra, chưa đáng phạt thì đừng tỏ ý
muốn phạt ra.
(Lược bỏ)
*
4 – Dùng người thì tránh đừng dùng kẻ mình yêu mà không thực hiền.
(Hàn Phi chép lại ở đây cố sự một người hầu bàn (đúng ra là hề lùn) đem
giấc mộng thấy bếp để khuyên Vệ Linh Công đừng để cho một sủng thần là
Di Tử Hà “che khuất”. Cố sự đó ông đã kể trong truyện là thiên Nội trừ