thuyết thượng. Cuối truyện Hàn Phi thêm câu này:
“Vệ Linh công khen phải rồi đuổi Ung Tư, không dùng Di Tử Hà nữa mà
dùng Tư không Cẩn”, rồi ông phê bình như sau:
Có người bảo:
Người hề lùn đó khéo đặt sự chuyện nằm mộng để bày tỏ cái đạo làm vua,
nhưng Linh công không hiểu hết lời của anh ta. Đuổi Ung Tư, không dùng
Di Tử Hà mà dùng Tư không Cẩn là bỏ người mình yêu mà dùng người
hiền. Nhưng Tử Đô nước Trịnh cho Khánh Kiến là hiền mà bị Khánh Kiến
che lấp. Tử Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền
Bỏ người mình yêu mà dùng người mình cho là hiền, chưa chắc đã khỏi bị
một người đứng phía trước mà che mình. Kẻ bất tiếu đứng phía trước của
chúa, không nhất định là làm hại sự sáng suốt của chúa. Nếu không thấy sự
sáng suốt cho mình mà để cho người (mình cho là) hiền đứng phía trước thì
đất bị nguy.
*
(Lại) có người bảo:
Khuất Đào (một ông quan đời Xuân Thu) thích củ ấu, vua Văn vương thích
dưa xương bồ. Hai món đó không phải là món ngon mà hai bậc hiền đó đều
chuộng, vậy hợp khẩu vị chưa nhất định là ngon. Tấn Linh hầu ưa Tham
Vô Tuất,
Tử Khoái nước Yên cho Tử Chi là hiền, hai người bề tôi đó
không phải là kẻ sĩ chính trực mà được hai ông tôn trọng, vậy người mình
cho là hiền vị tất đã hiền. Dùng người mình cho là hiền mà thực ra không
hiền thì cũng như dùng người mình yêu, không khác gì. Dùng người thực
sự hiền với dùng người mình yêu, hai cái khác nhau. Vì vậy Sở Trang
vương dùng Tôn Thúc (Ngao) (một hiền thần) mà làm bá chủ, còn Thương
Tân (tức vua Trụ nhà Thương) dùng Phí Trọng (một nịnh thần) mà bị diệt,
hai ông vua đó đều dùng người mình cho là hiền mà kết quả trái ngược
nhau. Tử Khoái nước Yên tuy đề cử người ông cho là hiền mà chỉ như dùng
người ông yêu thôi. Trường hợp Vệ Linh Công có khác gì vậy? Người hề
lùn đó chưa nhận ra được điều ấy. Vua Vệ bị che lấp mà không biết mình bị
che lấp, sau khi anh ta nói, vua mới biết rằng mình bị che lấp, cho nên đuổi