HANG DÃ THÚ - Trang 181

Chương 13

Bức tượng Hitler bằng đồng xanh lét đang đứng cao hơn hẳn đám binh
lính ưu tú đã gục chết, tại Quảng trường Tháng 11 năm 1923 trông ấn
tượng. Tuy nhiên, nó lại nằm trong vùng rất khác biệt với những nơi
Paul Schumann đã thấy tại Berlin. Các tờ giấy quay cuồng trong cơn
gió đầy bụi, có mùi chua chua của rác rưởi trong không khí. Những
người bán hàng rong rao bán hái cây và hàng hóa rẻ tiền, một nghệ sĩ
đứng cạnh chiếc xe ọp ẹp vẽ chân dung chỉ để lấy vài xu. Những ả
điếm già nua không có giấy phép và mấy tên ma cô trẻ trung đi lang
thang trên đường. Những người ăn xin mất chân tay, được lắp những
cặp chân giả bằng kim loại, hoặc bằng da trông dị hợm, đi khập
khiễng hoặc đi xe lăn khắp lượt vỉa hè xin ăn. Một người mang theo
tấm biến trước ngực ghi dòng chữ: Tôi đã hy sinh đôi chân mình cho
Tổ Quốc. Các bạn có gì cho tôi không?

Cứ như thể gã vừa bước qua phía sau bức rèm, nơi Hitler vứt ra đấy

những rác rưởi, những xấu xí của Berlin.

Paul đi qua cánh cổng sắt hoen gi, ngồi xuống một trong những chiếc

ghế dài đối diện bức tượng Hitler, nửa tá ghế ở đây đã có người ngồi.

Gã để ý một tấm biển bằng đồng có dòng chữ đại ý công trình này dành

để ghi nhớ sự kiện đảo chính tại nhà hàng Beer Hall Putsch mùa thu năm
1923. Thời đó, căn cứ theo bài văn thổi phồng chán ngán khắc bằng kim
loại, những người cao quý có tầm nhìn xa của Chủ nghĩa Phát xít đã khởi
xướng cuộc đảo chính lịch sử lật đổ nhà nước Weimar, cố gắng giành lại
đất nước khỏi bàn tay những-kẻ-đâm-sau-lưng (theo Paul hiểu, trong tiếng
Đức, hay thích kiểu kết hợp càng nhiều từ càng tốt thành một từ có nghĩa).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.