hợp. Nhưng họ sẽ hiểu nếu cậu lờ họ đi chỉ làm việc của mình cho xong,
càng hiệu quả càng tốt, rồi về nhà với gia đình ăn bữa cơm ngày Chủ nhật.”
“Tôi có phải gõ cửa không, hay cứ thế đi vào?”
“Luôn phải gõ cửa,” Morgan dặn dò. Webber gật đầu.
“Và tôi nói ‘Hail Hitler’ đúng không?”
Webber nhăn nhó. “Nói thường xuyên nếu cậu muốn. Chẳng ai đi tù vì
nói thế đâu.”
“Và chào theo kiểu của anh. Cánh tay giơ cao lên?”
“Không nhất thiết,” Morgan đáp. “Đối với một lao động thì không cần.”
Ông nhắc nhở. “Và nhớ này, âm G của cậu. Phát âm nhẹ hơn đi. Hãy nói
như một người Berlin. Làm dịu đi những nghi ngờ trước khi chúng bùng
lên.”
Phía sau chiếc xe tải nóng như thiêu, Paul thay quần áo và mặc lên người
bộ áo liền quần Webber cung cấp. “Vừa như in,” tay người Đức nói. “Tôi
có thể bán chúng cho cậu nếu cậu muốn giữ lại.”
“Otto,” Paul nói và thở dài. Gã xem xét chứng minh thư nhàu nát có ảnh
một người trông hao hao giống gã. “Ai đây thế?”
“Có một căn nhà kho không được sử dụng nhiều, nơi Phát xít bảo quản
các hồ sơ lính tráng đã chiến đấu trong Thế Chiến thứ I. Dĩ nhiên có đến
hàng triệu chứng minh thư. Thi thoảng, tôi lại dùng chúng để làm giả giấy
phép ra vào và giấy tờ khác. Tôi chọn một tấm ảnh trông giống người đang
mua giấy tờ. Các bức ảnh đã cũ hơn và bị ăn mòn. nhưng các chứng minh
thư của chúng ta toàn thế, vì chúng ta luôn phải mang chúng theo người.”
Anh ta nhìn bức ảnh rồi ngước lên nhìn Paul. “Người này bị giết tại
Argonne Meuse. Hồ sơ của anh ta ghi rằng anh ta đã được trao nhiều huy
chương trước khi chết. Họ đang cân nhắc tặng anh ta Huy chương Chữ
Thập sắt. Với một người đã chết, trông cậu ổn đấy.”
Sau đó, Webber trao cho gã các giấy tờ làm việc cho phép vào ra Phủ
Thủ tướng. Paul bỏ lại hộ chiếu của gã cùng hộ chiếu giả của Nga ở nhà
trọ, mua một bao thuốc lá Đức cùng mấy que diêm giá rẻ, không bị đánh
dấu lấy từ quán Cà phê Aryan, Webber bảo đảm rằng gã sẽ bị khám xét cẩn
thận trước cửa tòa nhà. Webber đưa thêm một cuốn sổ tay, một cây bút chì