HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 19

người tay cầm chĩa ba, chĩa tư, đầu có sừng có gạc, mặt mũi hung tợn. Nhưng nhờ phúc

lực đặc biệt nên đứng gần những vị này mà cô không hề sợ sệt. Lại dưới nước sôi có

nhiều thú dữ như cọp, beo, chó… bằng đồng, sắt… và có rất nhiều chúng sanh lặn hụp

trong đó. Họ bị những kẻ cầm chĩa đâm chém rồi liệng xuống nước sôi cho thú dữ nhai,

nuốt, chơi giỡn. Cảnh tượng thật là hãi hùng. Cô nhìn rồi hỏi người đứng gần nhất: “Đây

là nơi nào mà cảnh tượng ghê gớm như vậy”. Quiû sứ đáp: “Đây là địa ngục A Tỳ hay

còn gọi là địa ngục Vô Gián”. Cô hỏi: “Những tội nhân nào, tạo nghiệp gì mà bị rớt

xuống đây?” Quỉ sứ đáp: “Những ai trên thế gian không tin Tam Bảo, sát hại chúng sanh,

làm những việc bất nhân thất đức thì bị rơi xuống đây”.

Cô hỏi thêm: “Do nhân duyên nào mà ông đứng ở đây và vì sao tôi đến nơi này?”

Quỉ sứ vui vẻ trả lời: “Nơi này có hai trường hợp để đến được. Một là do nghiệp dẫn, hai

là do công đức tu hành. Cô là người tu hành chân chánh nên đến đây mà không sợ sệt gì

cả. Cô đứng gần tôi cũng không sợ, còn dám hỏi những chuyện dưới này nữa, nên biết cô

có công đức rất lớn”. Quỉ sứ lại hỏi: “Cô đến đây để làm gì?” Cô nói: “Tôi đến tìm mẹ.

Mẹ tôi lúc sống không tin Tam Bảo, tạo những điều ác. Vì thế sau khi qua đời có lẽ mẹ

tôi sẽ bị dẫn tới những nơi khổ đau này. Tôi đã chí thành, khẩn thiết tu tập và niệm danh

hiệu Phật. Nhờ hồng ân, uy đức ấy mà tôi được đến nơi này để tìm mẹ và cứu mẹ”. Quỉ

sứ hỏi: “Mẹ cô tên gì?” Cô nói họ tên mẹ và cả tên cha đã chết trước. Quỉ sứ liền chấp tay

chào cô một cách hết sức cung kính và thưa rằng: Những tội nhân ấy cách đây ba ngày đã

được thác sinh về thế giới an lành rồi. Chẳng những hai người đó được thác sinh mà toàn

thể chúng sinh trong cảnh khổ như cô thấy đây, ngày ấy cũng đều được thác sinh hết.

Cô gái mừng vô hạn và ngay đó liền phát nguyện như thế này: “Tôi nguyện đời

đời tu tập theo chánh pháp, đời đời thay chúng sanh chịu mọi sự đau khổ. Nguyện cho tất

cả chúng sanh đừng hủy báng Tam Bảo, đừng tạo nghiệp để rơi vào địa ngục khổ đau

này”.

Như vậy trong đạo Phật có nói đến cứu khổ. Nhưng chủ trương cứu khổ là tự mình

phải có công đức, phải tu tập chân chánh, phải chuyển hóa, mới có thể làm việc đó.

Chúng ta có quyền cầu nguyện, nhưng chủ yếu là phải nỗ lực tu tập. Do tu tập có công

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.