hiếu thảo với chúng ta sao được. Nếu chúng ta tạo được gương tốt sống hiếu hạnh thì
khỏi sợ con cái bất hiếu với mình.
Trong xã hội, tất cả mọi gia đình, có con có cháu, ai cũng mong cho con cháu
mình ngoan, học giỏi, có hiếu hạnh để làm ích lợi cho xã hội, hay ít ra nó cũng gầy dựng
được sự no ấm đầy đủ cho gia đình, thân tộc. Không ai muốn trong gia đình mình có
những suy hại, hoặc bất an. Muốn là một lẽ, nhưng bản thân chúng ta phải thực hiện được
những điều đó. Chúng ta làm được như vậy thì con cái chúng ta sẽ làm được và cháu chắt
trong gia đình nối tiếp theo gương trước hiếu đạo vẹn toàn. Đó là điều dĩ nhiên.
Lữ Vọng lại dạy tiếp thế này: “Người hiếu thuận lại sinh con hiếu thuận; người
ngỗ nghịch lại sinh con ngỗ nghịch. Nếu chẳng tin hãy xem nước mưa ở trên mái nhà rơi
xuống dưới thềm, giọt trước, giọt sau chẳng sai chút nào hết”. Ở đây đưa ra hình ảnh
nước mưa từ trên mái nhà rơi xuống từng giọt, đúng vào một chỗ, cũng như cha mẹ thế
nào thì sinh con thế ấy. Cha mẹ hiếu thuận hoàn bị thì sẽ sanh được con cái hiếu thuận
hoàn bị. Cha mẹ ngỗ nghịch thì con cháu cũng sẽ ngỗ nghịch. Đó là cái gương hay là lời
dạy của bậc Thánh xưa.
Đến đây, tôi xin dẫn gương hiếu hạnh trong đạo Phật. Trước nhất là đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ của chúng ta. Đức Phật trước khi xuất gia, Ngài là một vị
Hoàng tử. Ngài sống trên lụa là gấm vóc và lòng yêu thương vô bờ của cha mẹ. Thế
nhưng Ngài cắt đứt tất cả để đi tu thì quả thực mới nhìn vào chúng ta thấy hiếu đạo của
Ngài không được vuông tròn. Chúng tôi nêu lên điều này để thấy phần sâu xa trong tinh
thần đạo Phật. Bởi vì hiếu hạnh trong đạo Phật có khác hơn thế gian một chút. Truyện
tiền thân của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, có một đoạn nhân duyên như thế này:
Thuở quá khứ, ngài là một vị Thái tử tên Tu Xà Đề. Khi Thái tử còn nhỏ, nhà vua
bị một tên phản thần âm mưu giết chết. Hai người anh của vua đã bị giết. Trong tình
huống bức xúc đó nhà vua, hoàng hậu và Thái tử trốn khỏi kinh thành. Nhưng vì không
rõ đường nên chạy lạc. Tất cả lương thực chuẩn bị đã hết. Bây giờ phải làm sao? Nhà vua
xót xa lắm, nhìn hoàng hậu, đứa con trai duy nhất, và thân phận mình. Đang lo sợ giữa
rừng rú, nhà vua khổ sở vô cùng. Hoàng hậu biết được tâm trạng đó nên nói: Tôi nguyện
hy sinh thân mạng này kéo dài sự sống cho vua và thái tử. Như vậy mới mong có ngày