1.
Nguyện cho cha mẹ khi ngủ được an vui.
2.
Nguyện cho cha mẹ khi thức cũng được an vui.
3.
Nguyện cho cha mẹ không thấy ác mộng.
4.
Nguyện cho cha mẹ thường được chư thiên ủng hộ.
5.
Nguyện cho cha mẹ được mọi người ái kính.
6.
Nguyện cho cha mẹ không bị trộm cắp.
7. Nguyện cho cha mẹ không bị giặc giã.
8. Nguyện cho cha mẹ không bị mưu hại.
9. Nguyện cho cha mẹ không bị yêu nghiệt.
10.Nguyện cho cha mẹ luôn gặp những việc tốt đẹp.
Đây là những điều nguyện ước của Thái tử, người con hiếu hạnh đối với cha mẹ.
Lo lắng từ giấc ngủ, miếng ăn cho đến cuộc sống của cha mẹ. Luôn đem những công đức
lành mà mình đã tu tạo được hướng về cha mẹ. Thái tử Tu Xà Đề là tiền thân đức Phật
Thích Ca. Gương hiếu hạnh trong nhiều đời của ngài đã như vậy.
Do đó chúng ta không thể nhìn vào những hình thức thông thường mà có thể đánh
giá đạo hiếu được. Người Phật tử muốn thực hiện được bổn phận này phải làm sao?
Chúng ta phải có tu, phải có trí tuệ. Khi làm một bổn phận nào đó, chúng ta phải làm
bằng trí tuệ của mình. Như vậy việc làm của chúng ta mới hoàn bị.
Thông thường, việc đi tu có khi làm buồn gia đình hoặc bị người đời trách là
không làm tròn bổn phận đối với gia đình và xã hội. Nhưng nếu người tu đó sáng đạo,
dâng hiến đời mình cho tất cả chúng sinh thì đó quả là một con người xứng đáng. Đó là
một phương pháp tốt nhất để đền trả những thâm ân. Cho nên Phật tử chúng ta không
phải tu hời hợt, học Phật pháp sơ sơ ở ngoài da mà có thể trôi tròn được việc hiếu hạnh.
Cần phải nỗ lực tu, sao cho xứng đáng với bao công ơn của cha mẹ, đàn na thí chủ.
Tinh thần hiếu hạnh trong đạo Phật đòi hỏi chúng ta phải có trí tuệ, phải biết vận
dụng trí tuệ. Hình thức chỉ là việc phụ thôi. Tất cả những gì hiện tại chúng ta chưa trôi
tròn được thì ghi nhớ trong lòng, đã thọ ơn thì phải trả ơn. Bởi vì người tu không phải là