HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 36

người vô ơn bội nghĩa mà hơn ai hết, người tu hiểu việc này, biết áp dụng việc này sâu

sắc, lợi ích cả người lẫn mình, đời này và đời sau.

Một đoạn nhân duyên khác. Lúc đức Thế Tôn ở Tinh xá Trúc Lâm, phía sau Tinh

xá này có một vị Tỳ kheo bị bệnh ghẻ lở, thân thể máu mủ chảy ra ai cũng gớm không

dám đến gần. Vị này ở trong một căn phòng lợp bằng lá đã hư nát. Thế Tôn thường đến

với vị Tỳ kheo này và được sự hỗ trợ của chư thiên, Ngài rửa sạch vết thương, thoa rắc

thuốc cho thầy được lành, đồng thời đem pháp bảo dạy dỗ cho Thầy tu hành được thanh

tịnh, chứng quả A-la-hán.

Việc làm này, Phật không cho ai biết hết. Bởi vì nó được xuất phát từ một nguyên

nhân trong thời quá khứ. Phật nói thuở quá khứ, có một vị vua ra đời, đất nước thanh

bình. Vua rất tin cậy một quan đại thần, nên trao hết quyền xử lý tội nhân ở trong nước.

Nhưng quan đại thần lại là người không tốt. Những tội nhân nào đút lót của cải thì việc

xấu hóa ra tốt. Còn như ai mà không có phương tiện đút lót lo lắng thì việc tốt hóa ra xấu.

Vì vậy biết bao người bị oan uổng. Đây là việc làm trái với nhiệm vụ, trái với sự giao phó

của nhà vua.

Tuy nhiên có lần, một vị Ưu Bà Tắc phạm chút lỗi, quan đại thần biết vị này là đệ

tử Phật, có tâm tốt, do đó ông tha. Đó là một trọng ân. Phật kết luận lại, quan đại thần là

tiền thân của thầy Tỳ kheo bị bệnh ghẻ lở ung độc. Còn vị Ưu Bà Tắc được tha thời đó

chính là tiền thân của Phật. Phật nói: “Ta đã thọ ơn thì phải trả ơn”. Đã mang ơn rồi thì

bằng cách này cách nọ, đời này hay đời khác cũng phải cố gắng tìm cách trả lại ơn trước.

Vì vậy nên Phật đã đến chăm sóc cho vị Tỳ kheo bị bệnh ghẻ lở.

Phật dạy: “Trong vô lượng a tăng tỳ kiếp ơn tuy nhẹ, nhưng nếu chúng ta đã thọ

thì phải lo đền đáp. Đến khi nào đã làm hoàn bị thì mới yên”. Người tu không quên bất

cứ một ơn nhỏ nào khi đã thọ. Nói gọn lại cho Phật tử chúng ta nhớ và áp dụng được

trong đời sống của mình: Một khi chúng ta đã thọ ơn của người khác, dù đó chỉ là một ơn

nhỏ thôi, nhưng nếu chúng ta là người tròn đủ hạnh hiếu, biết ơn và đền ơn đầy đủ thì

nhất định chúng ta phải trả cho được cái ơn đó.

Thêm một câu chuyện nữa về hạnh hiếu của đức Phật. Vào mùa hạ thứ bảy, đức

Thế Tôn lên cung trời Đâu Suất để hóa độ cho Hoàng hậu Ma Da đã thác sanh về đó, sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.