ân của cha mẹ rồi cũng không làm tròn. Nhưng đa phần thì không đủ điều kiện để thực
hiện việc đền đáp ân nghĩa này. Đó là do đa số chúng sinh hay đa số những người con
Phật, có khi không biết cách báo đáp thâm ân đối với cha mẹ. Có khi biết rồi nhưng cũng
không làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Khi chúng ta nhận hiểu như thế rồi thì tùy hoàn
cảnh, người Phật tử phải cố gắng thực hiện cho trọn vẹn tinh thần của một người con biết
nghĩ nhớ đến thâm ân của cha mẹ.
Như trên đã nói, không thể báo đáp công ân cha mẹ bằng cách cõng cha mẹ trên
hai vai suốt cả đời và cung cấp tất cả những tiện nghi cần thiết. Bởi vì ân của cha mẹ đối
với con rất là sâu dày. Nếu không có cha mẹ thì không có chúng ta. Nếu có cha mẹ mà
cha mẹ không thương chúng ta, không nuôi nấng, không cực khổ, lo lắng nuôi dạy chúng
ta thì chúng ta không nên người. Vì vậy suy nghĩ cho thấu đáo chúng ta thấy quả thực lời
của Phật dạy không sai, ân cha nghĩa mẹ sâu dày lắm.
Như đối với mẹ thì mẹ chịu khổ lúc mang thai, khi sinh sản chăm nom, phần bú
sữa, mớm cơm, thường tắm rửa cho sạch sẽ, không kể sự hôi nhơ. Dùng lòng từ bi hay
dùng tình thương săn sóc nuôi con cho đến khi khôn lớn. Cung cấp cho những y phục,
thức ăn ngon, đồ chơi, hoặc là những đồ vật để trang điểm. Những điều trong kinh nêu
lên công đức của một người mẹ, từ khi cưu mang thai nhi ở trong lòng cho đến ngày sinh
nở rồi nuôi dưỡng đùm bọc, sự khó nhọc, khổ đau nhiều thật là nhiều.
Còn cha thì dạy con cách nói năng, lo cho học hành, lo lắng khi con đau yếu. Tâm
thường muốn cho trẻ khỏi khổ, được vui. Chăm nom, tưởng nghĩ đến con như bóng theo
hình. Cho nên ân của cha mẹ không thể thực hiện một cách hời hợt mà có thể báo đáp, có
thể làm tròn được bổn phận của chúng ta. Vì vậy nên nói công ơn sanh thành dưỡng dục
của cha mẹ khó có thể đáp đền cho xứng được.
Không những Phật dạy ân nghĩa cha mẹ to lớn khó đền đáp, mà nhà Nho cũng dạy,
làm một người con xứng đáng thì hiếu hạnh không phải là việc dễ dàng thực hành được.
Sách Nho nói: “Hiếu giả bách hạnh chi tiên, hiếu chí ư thiên, phong vũ thuận thời; hiếu
chí ư địa, tắc vạn vật hóa thành; hiếu chí ư nhơn, tắc chúng phước hàm tăng”. Nghĩa là:
“Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt; hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận; hiếu cảm
đến đất thì muôn vật hóa sinh; hiếu cảm đến người thì mọi phúc đều tăng trưởng”. Bên