là không cần thiết. Tối kỵ trường hợp giết súc vật trâu, bò, heo, chó, dê… để cúng lễ.
Việc này càng gây thêm ân oán nợ nần, không có lợi gì cả.
Nói về cúng kính, trong kinh Phật có dẫn câu chuyện như thế này: Một hôm trên
đường du hóa, Phật và thị giả A-Nan nghỉ lại bên bờ sông Hằng. Đêm đến, Ngài A-Nan
tọa thiền thấy có những đoàn người đi qua. Mỗi đoàn có đến mấy trăm người. Số người
này vừa đi vừa khóc lóc than thở kêu gào. Hết đoàn này đến đoàn khác. Nhưng đoàn đi
sau cùng thì mọi người nhảy nhót vui mừng. Thấy lạ, Ngài A-Nan liền trình lên Phật, hỏi
cớ sự làm sao, những người đó là ai mà kẻ đi qua thì vui vẻ nhảy nhót, người đi qua lại
rầu rĩ, kêu gào đói khát.
Phật dạy Ngài A-Nan, những loại quỷ đi qua khổ sở, đói khát là do khi sanh tiền,
họ gây nhân không tốt và khi qua đời con cháu trong gia đình của họ lại tạo thêm những
nhân không tốt nữa, như giết hại sinh vật để tế lễ, tổ chức ăn uống thù tạc theo thế gian
linh đình… Những việc làm này chẳng những không đem lại một chút phúc lành tốt đẹp
nào để trợ giúp cho người quá cố mà lại còn gây thêm sự khổ đau nữa. Giống như người
trong thời gian bị giam giữ, thụ lý mà con cháu bên ngoài không giúp gì được lại còn gây
thêm những chuyện ác đức, tạo nhân không tốt thì chắc chắn là người ấy phải bị tù tội. Vì
vậy cho nên họ khổ.
Còn đoàn đi qua ca hát nhảy múa, cũng giống như người trong thời gian thụ lý,
sắp đưa ra tòa. Mà con cháu biết cách lo tu tạo công đức trợ giúp cho họ. Vì vậy nên biết
chắc rằng khi đưa ra tòa thì họ sẽ hết tội, thoát khỏi nơi gông cùm, sẽ được an vui. Vì vậy
cho nên họ mới vui vẻ nhảy nhót.
Cũng vậy, ở đây trở lại vấn đề hiếu đạo. Nếu cha mẹ chúng ta qua đời, vì không
hiểu biết chúng ta lại gây thêm những nợ nần, oan nghiệp. Mà nhất là nợ giết hại sinh
mạng chúng sinh để tế lễ, rồi tổ chức ăn uống thù tạc theo thế gian. Đó là gây thêm sự
khổ đau cho cha mẹ, hoàn toàn không có ích lợi gì cả. Phật tử chúng ta biết như vậy rồi
thì cố gắng sắp xếp như thế nào, để không gây sự tổn hại, không gây những nhân xấu ảnh
hưởng đến người thân của chúng ta khi qua đời.
Tinh thần hiếu đạo theo nhà Phật dạy: Thứ nhất Phật tử chúng ta phải tu tạo mọi
công đức lành để hoàn thành đạo hiếu đối với cha mẹ. Nếu cha mẹ đối với Phật pháp