HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 53

thân thì cũng không thể gọi là báo hiếu. Vì sao? Vì mình tạo những nghiệp nhân sát hại,

ác độc như vậy tức là chúng ta kéo cha mẹ vào trong vòng trầm luân, vay trả, luân hồi

không có ngày cùng. Nên nói hiếu đạo ở thế gian chưa phải là rốt ráo, chỉ lôi nhau vào

vòng trầm luân chịu muôn kiếp luân hồi.

Muốn đền ơn sâu dày của cha mẹ thì đâu bằng công đức xuất gia. Bởi vì chỉ có

người xuất gia mới đủ đạo hạnh, đủ công đức thì việc đền ơn sanh thành dưỡng dục mới

được rốt ráo, đầy đủ nhất. Vì sẽ cắt đứt dòng sông ái sinh tử, vượt qua khỏi biển khổ, đáp

ơn cha mẹ ngàn đời, đền ơn từ thân muôn kiếp. Bốn ân ba cõi thảy đều đáp đền. Người tu

hành sáng được việc của mình rồi, có đầy đủ trí tuệ, có đạo đức thì người này mới là

người đền ơn cha mẹ, đáp nghĩa sanh thành cũng như những ân nghĩa đối với chúng sinh

đều được đền đáp một cách đầy đủ và hoàn bị nhất. Kinh nói một người con xuất gia đắc

đạo chín họ đều được sinh lên cõi trời. Con nguyện bỏ thân mạng đời này thệ chẳng trở

về nhà, đem căn trần muôn kiếp chóng tỏ sáng Bát Nhã. Ngài dẫn ở trên như thế rồi thì

bây giờ thưa với cha mẹ nguyện xuất gia, tu hành thành đạo để đền trả thâm ân. Đó là

thỉnh cầu mà cũng là lời thệ nguyện kiên quyết trong lá thơ ngài Động Sơn viết cho mẹ.

Cúi mong cha mẹ mở lòng hỷ xả, ý chớ trông mong, học theo gương phụ vương

Tịnh Phạn và thánh mẫu Ma Da hẹn đến sau kia sẽ gặp nhau trong hội Phật, còn hiện nay

cam chịu lìa nhau. Con chẳng phải quên ơn dưỡng dục, chỉ vì thời giờ chẳng đợi người.

Cho nên trong Hiếu kinh nói: “Thân này chẳng thẳng đời này độ, lại đợi đời nào độ thân

này”. Xin cha mẹ lòng chớ nhớ mong. Ngài kết ở dưới: Cúi mong cha mẹ mở lòng hỷ xả,

ý chớ trông mong. Thường khi đứa con đi tu rồi thì ở nhà cha mẹ nhớ thương trông mong,

vì những kỷ niệm ở trong gia đình có gì vui hoặc sự sum họp ấm cúng đã quen mà bây

giờ thiếu một đứa con. Nghĩ đến con đang tu hành khổ hạnh trên núi, trên non, thiếu thốn

mọi thứ thì lòng cha mẹ không vui. Nên ngài khuyên chớ trông mong, mà hãy học theo

gương phụ vương Tịnh Phạn và thánh mẫu Ma Da. Tịnh Phạn vương là vua cha của Thái

tử Sĩ Đạt Đa, thánh mẫu Ma Da tức là mẹ của Thái tử Sĩ Đạt Đa. Đây là nhắc lại sự tích

của Phật.

Như chúng ta đã biết, vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da chỉ sinh được đứa con

trai duy nhất là Thái tử Sĩ Đạt Đa. Bao nhiêu thương yêu và chuẩn bị sắp đặt cho Thái tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.