Những phúc duyên tốt ngay bây giờ chúng ta có thể hưởng được, thì lại đánh mất
đi. Bởi mất đi nên cứ kêu cầu hạnh phúc mà không bao giờ có hạnh phúc. Phải thấy được
hạnh phúc là đây, bây giờ. Bình tĩnh xét lại những việc gì đáng làm ngay hôm nay thì làm.
Cha mẹ già cần phụng dưỡng thì ta phụng dưỡng. Người thân cần giúp đỡ thì ta giúp đỡ.
Cố gắng thực hiện cho được trọn vẹn như vậy mới là người thiết thực.
Có thể làm việc gì trong khả năng của mình thì cứ làm. Đốt dâng Phật một nén
hương, dâng cha mẹ một chén cơm, giúp người nghèo khó một đồng bạc, một bát nước
v.v… thì nên làm liền, đừng đợi, đừng hứa hẹn gì cả. Đó là tinh thần hiếu đạo trong nhà
Phật.
Kế đây tôi nhắc lại câu chuyện đức Phật. Đức Phật sinh ra ở thành Ca-tỳ-la-vệ,
phụ vương là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Sau khi sinh Thái tử được bảy
ngày thì bà quá vãng. Nhờ công đức lành bà được sinh lên thiên giới.
Như chúng ta biết, sau khi thành đạo rồi, đức Phật liền nghĩ đến những người cùng
tu, đã giúp đỡ mình trong lúc gian khó. Ngài tìm đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp độ năm
anh em ông Kiều Trần Như . Thời gian không lâu, Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ thăm
vua cha. Trong lần thăm đầu tiên, Ngài khuyến hóa được rất nhiều Vương tôn Công tử
trong dòng họ phát tâm tu hành. Ngài còn tìm cách giúp đỡ cho dân chúng trong thành
Ca-tỳ-la-vệ kính tin Tam Bảo, tin sâu nhân quả. Đó là việc đầu tiên của Ngài đối với thân
tộc.
Khi vua Tịnh Phạn bệnh yếu, Ngài lại về thăm và an ủi vua cha, thuyết pháp cho
vua nghe. Sau thời pháp ấy nhà vua chứng quả A-na-hàm rồi băng hà. Lúc ấy, đích thân
Ngài sắp đặt việc tang lễ tống táng vua cha. Có sách còn ghi lại Ngài đã kê vai khiêng
kim quan cùng tất cả hoàng thân.
Có người cho rằng ngài là một vị Phật, cần gì phải làm những việc đó. Nhưng thật
ra Ngài làm như thế là một cung cách gương mẫu cho tất cả những người con đối với cha
mẹ, đối với gia tộc.
Như vậy để thấy vị giáo chủ của chúng ta cũng có nghĩa tình thâm trọng như bao
con người. Ngài có cha, có mẹ, có quê hương, thân tộc, và Ngài đã làm tròn bổn phận. Tu