Gần đây, khoa học nghiên cứu về não bộ đã có những tiến bộ vượt
bậc và có thể lý giải được trường hợp của những người như Sam. Ngành
Tâm lý học có thể giải thích một cách khoa học những tổn thương tâm lý
đó và có phương pháp trị liệu thích hợp, giúp người bệnh có một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Nếu từ tuổi ấu thơ, vùng xúc cảm trên vỏ não chúng ta - một
hệ thống bao gồm những hạch và cuống não - bị những tác động tâm lý,
tình cảm làm cho tổn thương thì sau đó, vùng xúc cảm này sẽ tạo nên một
“môi trường” thuận lợi cho những suy nghĩ thiếu tích cực, cảm giác chán
chường, và dễ dàng đẩy chúng ta rơi vào thất vọng. Từ đó, mỗi khi có nguy
cơ bị tổn thương, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố có khả năng chống lại -
hoặc né tránh, hoặc thúc đẩy chúng ta sẵn sàng có những phản ứng thích
hợp để bảo đảm sự an toàn cho bản thân mình. Trong những hoàn cảnh
phức tạp của cuộc sống, vùng xúc cảm này cứ như một cái “công tắc” hoạt
động liên tục. Càng nhận thấy nhiều hiểm nguy, cái “công tắc” càng phải
liên tục mở, cơ thể càng tiết ra nhiều nội tiết tố gây căng thẳng và kiệt sức.
Đó cũng là những gì đang xảy ra với Sam. Vùng xúc cảm trên vỏ não
anh ấy luôn nhận thấy những mối nguy hiểm ở khắp nơi dẫn đến cả cơ thể
anh cũng bị ảnh hưởng, khiến anh luôn phải sống trong trạng thái căng
thẳng. Bản thân Sam có muốn mình phải sống khổ sở như thế không? Hoàn
toàn không. Anh đã đến tìm tôi với mong muốn thoát khỏi tình trạng này để
có thể tìm được một cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng, trong suốt cuộc trò
chuyện, tôi vẫn nhận thấy ở anh một vẻ lo lắng. Anh ta cứ lo rằng một điều
khủng khiếp nào đấy sẽ bất chợt ập đến trong khi anh đang trải nghiệm sự
an toàn và hạnh phúc.
Và không chỉ có một mình Sam như vậy. Nhiều người trong chúng ta
cũng có những cảm nhận giống hệt như Sam. Lúc nào chúng ta cũng nghĩ
“biết đâu có chuyện nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình”. Điều này
không phải do chủ quan của chúng ta - chúng ta không hề muốn sống bất
hạnh hay phập phồng lo sợ hiểm nguy - mà là do cấu trúc não của chúng ta
vốn đã như thế rồi! Vậy có cách gì cứu vãn hay không?
Những nghiên cứu khoa học gần đây đã mang đến một tin vui: Chúng