nhưng cái dự-án của người Pháp định lấy nước Việt-nam làm thuộc-địa đã
có từ lâu, mãi tới cuối đời Thiệu-trị, tức là vào quãng năm Đinh-vị (1847)
mới thực-hiện ra một cách rõ-ràng hơn trước.
Từ đó về sau nước Pháp Chỉ chờ có cơ-hội thuận-tiện là vào đánh lấy đất-
đai và uy-hiếp đủ mọi đường. Cái phương-sách của người Pháp là đi từ từ
từng bước một, trước lấy một nửa Nam-Việt, sau lấy cả Nam-Việt. Khi
công-cuộc ở Nam-Việt đã xếp-đặt đâu ra đấy rồi, bấy giờ mới tìm cách ra
lấy Bắc-Việt. Lần đầu vào năm Quí-dậu (1873) quân Pháp ra lấy thành Hà-
nội rồi lại trả lại, để mười năm sau là năm Nhâm-Ngọ (1882) lại đánh lấy
lần nữa. Qua năm Quí-tị (1883) Quân Pháp xuống lấy thành Nam-định, rồi
đến tháng tư năm ấy, người thống-suất quân Pháp là Hải-quân đại-tá Henri
Rivière bị quân cờ đen giết ở gần Ô Cầu-giấy. Trong khi quân Pháp vào
đánh phá, việc nước rối loạn, thì vua Dực-tông thăng-hà ở Huế vào ngày
tháng sáu. Ngài trị-vì được 36 năm.
Từ đó về sau, trong khoảng năm sáu năm, bao nhiêu những sự đau buồn
xẩy ra ở đất Việt-nam. Pháp đã định đánh lấy nước ta, thì lẽ tất-nhiên là ta
phải đánh lại, song vì sức không đủ, phải nhờ quân tầu sang cứu-viện,
thành ra trong khoảng từ năm Quí-tị (1883) đến năm Ất-dậu (1885) đất
Bắc-Việt khắp nơi bị tàn phá. Quân Pháp thấy tình-thế khó-khăn, bèn sai
Hải-quân thiếu-tướng Courbet sang đánh thành Phúc-châu và vây đảo Đài-
loan. Thế bất-đác-dĩ, triều-đình nhà Thanh phải ký hòa-ước ngày 27 tháng
tư năm Ất-dậu (1885) ở Thiên-tân, cam-đoan rút quân Tàu ở Bắc-Việt về
và nhận để nước Pháp được quyền tổ-chức cuộc bảo-hộ ở Việt-nam.
Bảo-hộ là một chính-sách rất khôn-khéo. Khi quân Pháp đã chinh-phục
được cả nước rồi, cứ để nguyên chế-độ và các danh-vị cũ, chỉ cốt đem
những người thân-tín hay tôi-tớ của mình vào giữ các chức-vị để dễ sai
khiến. Dần dần người Pháp thu hết cả thực quyền vào tay mình. Những
việc như binh-bị, tài-chính, cai-trị và giáo-dục v.v...đều do người Pháp chủ-
trương và điều-khiển. Người bản xứ từ vua quan trở xuống hoặc chỉ được
giữ cái hư-vị, hoặc chỉ được làm những chức-vụ thừa-hành ở dưới quyền
chỉ-huy của người Pháp. Theo cái chính-sách ấy thì dân-khí trong những xú
Bảo-hộ mỗi ngày một suy-nhược đi, lâu dần thành ra một hạng người làm