HẠNH THỤC CA - Trang 7

nước có việc gì quan-trọng cũng tâu cho mẹ biết. Bởi vậy bà Lễ-tần
Nguyễn-nhược-thị có thể biết đúng những sự thực theo cái quan-điểm của
người mình lúc bấy giờ, mà quyển sách của bà là quyển sách có giá-trị đặc-
biệt về một đoạn lịch-sử của nước ta.
Sao bà Nuyễn-nhược-thị lại đề nhan sách của bà là Hạnh-Thục ca ? Là vì
bà thấy cái hoàn cảnh triều Nguyễn lúc ấy phải bỏ kinh-thành chạy ra
Quảng-trị và Quảng-bình giống như cái hoàn-cảnh triều-đình nhà Đường
bên Tầu ngày xưa. Vua Minh-hoàng bị giặc An-lộc-sơn đánh, phải bỏ kinh-
thành Trường-an chạy vào đất Thục để lánh nạn. Theo cái nghĩa chữ nho,
khi vua đi đến đâu gọi là hạnh. Hạnh Thục là vua đi đến đất Thục. Vì có cái
hoàn cảnh hơi giống nhau như thế, cho nên bà Nguyễn-nhược-Thị mới lấy
hai chữ ấy mà đề nhan quyển sách của mình.
Văn cuả bà Nguyễn-nhược-Thị viết bằng chữ nôm, văn-từ lưu-loát, nhưng
có nhiều tiếng đọc theo dọng nói ở vùng Nam Trung thì đúng vần, mà đọc
đúng vần quốc-ngữ, thì sai. Bởì những tiếng có chữ n đứng cuối cùng
thường được đọc như tiếng có chữ ng. Thí-dụ:
an đọc ra ang,
ăn đọc ra ăng,
xuân đọc ra xuâng,
khoan đọc ra khoang,
hờn đọc ra hờng,
thần đọc ra thầng,
đèn đọc ra thầng,
đèn đọc ra đèng,
quyền đọc ra quyềng v.v...
Lại có một vài câu thơ lạc vận, nhưng đó có lẽ là khi người chép lại viết
sai, chứ không phải lỗi tại tác-giả.
Vả cái giá-trị quyển sách của bà Nguyễn-nhược-thị là không phải ở câu
văn, mà ở những tài liệu của bà đã nhặt được để giúp nhà làm sử sau này.
Cũng vì thế mà khi tôi tìm được quyển sách này ở Huế, tôi liền đưa cho
trường Bác-cổ sao lấy một bản, tôi lại cho ban văn-học ở Khai-trí-tiến-đức
sao lấy một bản. Còn bản của tôi giữ, thì đem dịch ra làm mấy bản bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.