tưởng chừng chẳng còn gì. Chỗ này phải trả hai quan. Vì trời quá lạnh,
chúng tôi bỏ qua không vào bắn, tốt hơn là đi bộ cho ấm người. Chứ không
phải vì hết tiền lẻ, chúng tôi vẫn còn đầy túi, tiền sủng soẻng trong túi như
tiếng nhạc nhỏ.
Vào lúc đó, tôi đã cố thử tìm bất cứ cách nào để mọi người thay đổi ý
nghĩ của mình, nhưng chẳng ai chịu. Giá Parapine cũng cùng tham gia với
chúng tôi lúc này, chắc chắn là càng tồi tệ hơn nữa, vì ông ta vốn hay buồn
rầu ở chỗ đông người. Thật may là ông lại phải ở lại trông bệnh viện. Về
phần mình tôi cũng hối tiếc là đã đến đây. Madelon dù sao cũng cố cười
lên, nhưng tiếng cười của cô chẳng vui tí nào. Robinson thì không làm gì
khác được, đành cười gượng bên cạnh cô. Cũng vì thế, Sophie bắt đầu bông
phèng một chút. Thế là đầy đủ.
Khi chúng tôi đi qua cửa hàng tay phó nháy. Anh ta đã chõm chúng tôi
khi đang còn lưỡng lự. Chúng tôi định không chụp ảnh, có lẽ trừ Sophie.
Nhưng vì đã ngập ngừng trước cửa hàng, chúng tôi đành dàn hàng ra trước
ống kính của anh ta. Chúng tôi chịu sự chỉ huy lề mề của anh ta, cùng nhau
đứng lên một cái cầu tầu bằng các-tông, có lẽ do anh ta tự làm lấy, của cái
gọi là chiến hạm “Nước Pháp xinh đẹp”. Dòng chứ đó được viết trên
những chiếc phao cấp cứu giả. Chúng tôi đứng như thế một lúc khá lâu,
mắt nhìn thẳng đằng trước như thách thức tương lai. Các khách hàng khác
sốt ruột mong cho chúng tôi mau mau xuống khỏi cầu tầu, họ trả đũa liền
bằng cách chê chúng tôi xấu xí và nói hẳn ra mồm mỗi lúc một to. Họ lợi
dụng lúc chúng tôi không được động đậy. Nhưng Madelon thì chẳng kiêng
nể gì, cô mắng lại họ với cái giọng đanh đá miền Nam. Mọi người chúng
tôi đều rất đồng tình. Thật là ăn miếng trả miếng đâu vào đấy.
Bột ma-nhê bùng sáng. Chúng tôi nhăn nhó cả với nhau. Mỗi người
một ảnh. Lại còn xấu hơn cả trước
. Trời mưa lọt nước qua mái bạt.
Chân đã mỏi lại thêm tê buốt vì giá lạnh. Trong lúc chúng tôi đứng chụp
ảnh, gió đã thốc vào người, qua những lỗ hổng ở khắp gian hàng, ngay cả
áo ba đờ xuy cũng không còn chống đỡ nổi.