thấp hơn, thai nhi dễ nghe thấy hơn; còn giọng nói của mẹ đa phần là giọng cao, thanh, khi truyền
đến tử cung ít nhiều đã bị suy giảm.
Các nhà khoa học Anh đã từng cho một nhóm thai nhi tám tháng nghe các nhạc khí có âm
thấp, khi nghe thai nhi có phản ứng rất mạnh.
Về sau các thai nhi này ra đời, chỉ cần nghe thấy những bản nhạc có giọng nam là ngừng quấy
khóc và nhoẻn miệng cười. Điều này khiến họ tin chắc rằng, thai nhi dễ tiếp nhận giọng nói của bố
hơn. Các chuyên gia người Mỹ một mực khẳng định, thai nhi bẩm sinh đã yêu thích giọng nói của
bố.
Có một người chồng, khi vợ có thai được 7 tháng đã thường xuyên vuốt ve bụng vợ, nói chuyện
với thai nhi: “Con yêu à, con có khỏe không? Bố là bố của con, bố yêu con!”, “Con à, con đã lớn thế
nào rồi nhỉ?”…. Mỗi khi người chồng nói chuyện với thai nhi, vợ anh ta thường cảm nhận thai
chuyển động rất rõ rệt. Sau khi em bé ra đời, mỗi khi con khóc, ông bố này thường ôm con và nói
chuyện với bé, thế là bé nín khóc, ngoan ngoãn nằm trong vòng tay bố, nghe bố nói chuyện.
Ví dụ này có thể chứng minh rằng thai nhi thích nghe giọng nói của bố, hơn nữa sự yêu thích
và phụ thuộc vào giọng nói của bố sẽ theo em bé suốt hành trình về sau.
Do vậy, nếu có điều kiện, các ông bố tương lai hãy nói chuyện với thai nhi mỗi ngày, không chỉ
kích thích sự phát triển thính giác, trí lực của thai nhi mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình
131
https://sachhoc.com