một bản nhạc nhẹ nhàng.
NGÀY THỨ 89: THỂ THAO CHO BÀ BẦU - VẬN ĐỘNG CƠ XƯƠNG CHẬU
Bà bầu co cơ hậu môn và âm đạo, sau đó từ từ thả lỏng.
Động tác này có thể tăng cường độ đàn hồi cho cơ hậu
môn và âm đạo, có lợi cho việc sinh nở.
Khi vận động, nếu phát hiện có nước hoặc máu chảy ra từ
âm đạo, hoặc cảm thấy đau bụng dưới thì cần dừng tập ngay
lập tức, bởi đây là các dấu hiệu đẻ non, cần đến bệnh viện kiểm
tra ngay.
Bà bầu có thể lựa chọn tư thế thoải mái, nhắm mắt và lắng nghe bản “Vũ khúc thiên nga”. Hãy cùng bé thưởng
thức những khoảnh khắc thư thái và đẹp đẽ này nào!
NGÀY THỨ 90: THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC “ VŨ KHÚC THIÊN NGA”
“Vũ khúc thiên nga” là một trích đoạn thú vị ở màn thứ hai của vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới
“Hồ thiên nga”, do Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga viết năm 1867.
NGÀY THỨ 91: BÀ BẦU NÊN CHỌN NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHƯ THẾ
NÀO?
Các tác phẩm văn học xuất sắc từ xưa đến nay đều thích hợp cho các bà bầu, những tác phẩm
này có tư tưởng lớn, tình cảnh đan xen, cảm xúc tinh tế, dễ kéo theo sự cộng hưởng cảm xúc.
“Ánh trăng trong đầm sen” của Chu Tự Thanh (Trung Quốc), “Hà Nội ba sáu phố phường” của
Thạch Lam, “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, “Đào hoa nguyên kí” của Đào Uyên Minh (Trung
Quốc)… đều là những tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài thơ thích hợp để bà bầu thưởng thức, ví dụ như các tác phẩm
của Trần Nhân Tông, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu...
Chú ý: Không nên đọc các tác phẩm bi đát, ủy mị vì chúng sẽ khiến cho tâm lí bà bầu rơi vào trạng
thái u uất, không có lợi cho thai nhi.
THAI GIÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÓI CHUYỆN
Khi nói chuyện với thai nhi, bà bầu cần dùng giọng nói nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu thương,
chú ý âm lượng, giọng điệu và cách dùng từ để lưu lại những ấn tượng tốt cho thai nhi.
62
https://sachhoc.com