HÀNH TRÌNH THAI GIÁO 280 NGÀY - Trang 65

Tuần thứ 14

Thai nhi lúc này vẫn còn rất nhỏ, ngón tay bắt đầu dài ra, trên ngón tay đã có

vân tay, ngón tay và ngón chân đã hình thành hoàn toàn, xương mềm cũng đã hình thành và đang
phát triển nhanh chóng.

Tử cung của bà bầu đã to ra rất nhiều, nhưng vẫn không dễ dàng để nhận ra bạn đang có bầu.

Thông thường, đến giai đoạn này, khả năng sảy thai đã giảm đi nhiều.

NGÀY THỨ 92: NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CHO THAI NHI NGHE NHẠC

Thai giáo bằng âm nhạc có hai tầng ý nghĩa: Một mặt, khiến bà bầu cảm thấy tâm trạng vui vẻ,

cải thiện được trạng thái tâm lí; mặt khác tạo ra những kích thích có lợi, thúc đẩy sự phát triển lành
mạnh của thai nhi. Do vậy, thai giáo bằng âm nhạc nên xuyên suốt toàn bộ quá trình mang thai.

Tốt nhất bà bầu nên nghe các loại nhạc êm dịu, du dương, có thể khiến tâm trạng vui vẻ, ổn

định. Âm nhạc cho thai nhi nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, rộn ràng, tốt nhất là không lời,
như vậy có thể kích thích phản ứng ở thai nhi.

Xét một cách tổng thể, các bản nhạc truyền thống, nhạc dân tộc, nhạc cổ điển phương tây, các

bài hát ru…. đều rất có lợi cho bà bầu và thai nhi. Khi lựa chọn cần chú ý đến chất lượng âm nhạc
và chất lượng thu âm. Chất lượng thu âm kém, nhiều tạp âm thì hiệu quả không cao, thậm chí gây

nh hưởng đến hệ thống thần kinh của thai nhi.

Bà bầu nên nghe nhạc theo quy luật sinh hoạt của thai nhi, nghe nhạc khi thai đang máy là

thích hợp nhất. Bà bầu không nên đeo tai nghe, âm lượng tốt nhất kiểm soát ở mức độ vừa phải,
thông thường vào khoảng 45~55 decibel.

Cho thai nhi nghe nhạc có mục đích không nên quá dài, thông thường chỉ 5~15 phút là đủ.

Trước khi thưởng thức âm nhạc, bà bầu nên thả lỏng các cơ, duy trì trạng thái vui vẻ, đồng thời

nói với thai nhi: “Bé yêu, chúng ta cùng nghe nhạc nhé!” Khi nghe nhạc, nên có những liên tưởng
đẹp theo bản nhạc, giúp khắc sâu tình cảm và sự kì vọng với thai nhi.

NGÀY THỨ 93: THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC - “DẠ KHÚC ÁNH TRĂNG”

“Dạ khúc ánh trăng” là bản nhạc được Beethoven sáng tác năm 1801. Sở dĩ bản nhạc này được

gọi là “Dạ khúc ánh trăng” là bởi vì chương đầu tiên của bản nhạc này đã được thi nhân người Đức,
Heinrich Friedrich Ludwig Rellstab so sánh rằng: “Tựa như ánh trăng lấp lánh trên con thuyền
trôi lững lờ trên mặt hồ Lucerne của Thụy Sĩ”. Còn có một truyền thuyết về bản nhạc xúc động này,
khi Beethoven biểu diễn dương cầm cho những anh chị em người mù nghe, gió đã thổi tắt nến. Khi
đó ánh trăng sáng đã dịu dàng chiếu sáng căn phòng dột nát, trải lên những phím đàn và trên
người ba người họ. Tức cảnh sinh tình, Beethoven lập tức sáng tác ra bản “Dạ khúc ánh trăng”. Cho
dù thế nào thì “Dạ khúc ánh trăng” đã trở thành một bản nhạc mà ai ai cũng biết đến.

NGÀY THỨ 94: YOGA CHO BÀ BẦU - TƯ THẾ BƯỚM

Bà bầu có thể luyện tư thế yoga này trong suốt quá trình mang thai. Động tác này chủ yếu

luyện duỗi các cơ ở phần hông, xương chậu và bẹn.

Bà bầu ngồi thẳng, hai lòng bàn chân chụm vào nhau, gót chân cố gắng đưa sát vào người.

Nâng cao xương ngực và thả lỏng vai, hai đầu gối đưa lên xuống như bướm đang đập cánh.

64

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.