Tuần thứ 15
Thai nhi đã bắt đầu mọc tóc và lông mày, trên lớp da mỏng cũng xuất hiện một
lớp lông tơ, trông giống như một lớp vải nhung bao bọc xung quanh cơ thể bé, lớp lông tơ này sẽ
biến mất sau khi bé được sinh ra. Trong tuần này, thai nhi có thể làm được nhiều động tác, ví dụ:
Nắm chặt hai tay, nheo mắt, liếc mắt, nhíu mày, làm mặt xấu, mút ngón tay cái của mình… Những
động tác này có thể giúp thai nhi phát triển trí não tốt hơn.
Bà bầu cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh khoang miệng. Sau
khi có thai, vì sự thay đổi của nội tiết, nhu cầu đối với hoóc môn
estrogen tăng lên, nên nướu răng của bà bầu dễ bị sung huyết
hoặc xuất huyết, có thể gây ra bệnh viêm lợi. Bà bầu cần hình
thành thói quen súc miệng sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa và
đánh răng buổi sáng và buổi tối.
NGÀY THỨ 99: ĐỌC THƠ CỔ CHO THAI NHI NGHE
Hoàng Hạc Lâu
Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch thơ: Lầu Hoàng Hạc (Người dịch: Tản Đà)
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Bài thơ này ý thơ khoáng đạt, hào khí ngút trời, cảnh thơ đẹp tựa tranh; hơn nữa ngôn ngữ vô
cùng mộc mạc, sinh động, khiến con người phải tấm tắc, trầm trồ. Nghe nói năm đó Lí Bạch đi du
ngoạn ở Hoàng Hạc Lâu cũng bị cảnh sắc ở đây làm cho say đắm, muốn làm một bài thơ nhưng lại
nhìn thấy bài thơ này của Thôi Hiệu liền trầm trồ tán thưởng, sau đó ngay lập tức bỏ đi ý định làm
thơ về nơi này, chỉ viết vài câu thơ bộc bạch tình cảm của mình: “Nhất quyền chùy toái Hoàng Hạc
lâu/ Nhất cước thích phiên Anh Vũ châu/ Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc/ Thôi Hiệu đề thi tại
thượng đầu”.
69
https://sachhoc.com