Trái lại triết học Mác không phải chỉ là một tri thức thuần túy nhằm
giải thích, cắt nghĩa, mà còn chủ yếu nhằm biến đổi, nghĩa là có một mục
đích thực tiễn
“Các triết gia mới chỉ cắt nghĩa cuộc đời một cách khác nhau, vấn đề
là phải biến đổi nó đi” (Luận đề về Feuerbach).
Có mục đích thực tiễn, không phải là gạt bỏ lý thuyết, tri thức, vì suốt
đời Mác vẫn nỗ lực không ngừng suy nghĩ, nhưng là gạt bỏ lý thuyết
không kèm theo hành động, gạt bỏ tri thức suông, ly dị với đời sống thực
tế hằng ngày. Thực tiễn ở đây là một thực tiễn cách mạng nhằm thay đổi
một tình trạng đang có bằng một lý tưởng thế nào cũng phải vươn tới.
Những biến đổi cách mạng không phải còn đang là dự định nhưng là đang
được thực hiện, như một phong trào, một tổ chức có tính cách quốc tế.
Trước một chủ nghĩa gắn liền với hoạt động tranh đấu cách mạng như
triết học Mác, không thể có thái độ bàng quan, lãnh đạm, đứng ngoài. Nó
đòi hỏi, bó buộc người ta phải xác định một thái độ căn cứ vào một lựa
chọn. Trước hết, triết học Mác là một tổng hợp bao quát. Do đó, chính nó
đã xác định cho bạn một chỗ đứng, một vị trí, dĩ nhiên là theo quan điểm
của nó.
Vậy bạn chỉ có thể hoặc là chấp nhận vị trí nó xác định cho bạn, hoặc
chống lại, từ chối. Nhưng chắc chắn bạn không thể không phản ứng, không
thể không lựa chọn vì triết học Mác chủ yếu là một thực tiễn cách mạng.
Nó phân đôi thế giới không những ở trên bình diện nhận thức, mà còn cả
trên bình diện xã hội, và nỗ lực tranh đấu tiến tới chỗ thống nhất, thực hiện
lý thuyết tổng hợp bằng cách tiêu diệt chấm dứt những lực lượng đối lập đã