chủ nghĩa mà người ta không thể đứng trước được mà phải chọn lựa hoặc ở
trong hoặc ở ngoài nó mà thôi.
*
* *
Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, sự bó buộc lựa chọn đúng về một
phe có tính cách triệt để dứt khoát. Đã theo một bên, thì theo hẳn và theo
cả. Hoặc coi lập trường mình theo như chân lý toàn diện tuyệt đối, hoặc chỉ
coi lập trường đó đúng về căn bản mà có thể sai lầm thiếu sót nhiều về cục
bộ, nhưng vẫn chấp nhận nó một cách dứt khoát. Đôi bên bị phân cách
bằng những màn tre màn sắt rõ rệt.
Nhưng cũng có một vài nơi, chẳng hạn ở Âu châu, biên giới phân cách
giữa cộng-sản và chống cộng-sản không rõ rệt, hoặc hơn nữa, không có
biên giới phân cách. Do đó có thể có những lập trường không dứt khoát cả
hay không... Một số người (đặc biệt là trí thức) nhận định rằng có thể chấp
nhận chủ nghĩa Mác như một lý tưởng tranh đấu cách mạng, nhưng lại từ
chối không vào đảng, vì cho rằng những tổ chức, lề lối tranh đấu của đảng
không phù hợp với phong độ trí thức, với chính lý tưởng cách mạng mác-
xít. Những người đó cũng nhận định rằng không thể chấp nhận được lập
trường chống Cộng. Nó dựa trên một ý thức hệ sai lầm, bất chính, nhưng
vẫn thừa nhận một vài lối sống của xã hội chống cộng đó (tự do phê phán,
dân chủ trong cư xử lãnh đạo, v..v…)
Họ không theo hẳn Cộng-sản, mà chỉ thiên Cộng, vì nếu theo hẳn,
chẳng khác nào chấp nhận mà còn củng cố thêm những sai lầm, khuyết
điểm của Cộng-sản (độc tài, đảng trị, thủ đoạn gian dối). Nhưng cũng
không thể chống cộng hẳn, vì cộng-sản đối với họ vẫn là một lý tưởng cách
mạng chính đáng và đảng cộng-sản thực sự cũng tiêu biểu cho lý tưởng
cách mạng đó, tuy nhiên vì không theo hẳn, nên vẫn có sự chống đối về